Theo các chuyên gia trong ngành, việc sụt giảm FDI vào BĐS trong quý 1/2020 chỉ là tạm thời vì thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ đợi cơ hội để đầu tư vào Việt Nam.

Nhieu-Nha-Dau-Tu-Nuoc-Ngoai-Van-Nham-Den-Thi-Truong-Bds-Viet-Nam-1.Jpg

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc Cấp cao, Thị trường vốn tại Việt Nam, JLL, mặc dù hoạt động bất động sản tăng trưởng chậm trong quý 1/2020, các tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn rất kiên trì với chiến lược đầu tư bằng cách tiếp tục tìm mua tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín.

Qua quan sát của JLL về lịch sử giao dịch, phần lớn các thương vụ thành công đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường, với mục đích tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt, hoặc mong muốn mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực.

Nhóm đầu tư mới tham gia vào thị trường sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Mặc dù sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, nhưng các khoản đầu tư lớn dự kiến sẽ bị tạm dừng trong thời gian bất ổn, ngoại trừ các giao dịch đang trong quá trình triển khai.

Theo bà Khanh, với tâm lý “tiền mặt là vua”, hoặc “Làm khi lành để dành khi mưa” trong bối cảnh kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu. Các nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thẩm định giá nhiều hơn, và do các chuyến bay đến Việt Nam bị hoãn sẽ làm chậm các giao dịch đang triển khai.

Đối với nhà đầu tư nội địa, quá trình phê duyệt bị trì hoãn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã tạo áp lực ngắn hạn lên dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư. Do đó, một số nhà phát triển trong nước tích cực huy động vốn thông qua hình thức tài trợ nợ, điển hình như: phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc tìm kiếm đối tác vốn. Mặc dù dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính nhưng chưa ghi nhận xu hướng bán tài sản nợ xấu từ các công ty bất động sản nội địa trong quý đầu năm.

“Nhiều nhà đầu tư mà chúng tôi làm việc vẫn giữ bình tĩnh và lạc quan, họ cũng cam kết sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam trong dài hạn. Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thời cơ mới, vì vậy, những ảnh hưởng của covid-19 vào sẽ càng rõ nét hơn trong Q2.

Tuy nhiên, do dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh của họ trở lại bình thường. Vị trí đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn”, bà Khanh cho biết.

Theo vị chuyên gia này, là một thị trường mới nổi, việc thực hiện giao dịch BĐS sản tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Để thúc đẩy nhiều hoạt động M&A hơn, đất nước cần phải cải thiện mức độ minh bạch cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi quá trình phê duyệt pháp lý hoàn thành, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu, thị trường sẽ minh bạch và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn xa hơn, mọi thách thức là đều là cơ hội để tăng trưởng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nên nắm bắt cơ hội để thay đổi và cải thiện. Các thương vụ M&A BĐS đơn giản là giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán – thông qua chuyển nhượng dự án hoặc công ty.

Khi Việt Nam đón nhận sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế có năng lực tài chính mạnh mẽ, cơ cấu giao dịch sẽ đa dạng và phức tạp hơn. Vai trò của đơn vị tư vấn đầu tư tài sản chuyên nghiệp là không thể thiếu, khi các nhà đầu tư cần tận dụng chuyên môn và đẩy nhanh quá trình giao dịch.

Trước đó, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam cũng cho biết, thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án trong lĩnh vực bất động sản.

Nhóm nhà đầu tư này nhắm tới cao ốc văn phòng, khách sạn và khu dân cư, trải dài trên cả 3 miền, tập trung nhiều nhất vào Hà Nội và Tp.HCM. Từ 2019 đến nay đã có một số dự án lớn đang trong quá trình thương thảo, đàm phán chốt “deal” với tổng giá trị lên tới nửa tỷ USD.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế




Tin liên quan

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Ảnh Minh Họa.

Những dự án chung cư tăng giá ấn tượng nhất 2 tháng đầu năm 2024

Theo các chuyên gia trong ngành, việc sụt giảm FDI vào BĐS trong quý 1/2020 chỉ là tạm thời vì thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ đợi cơ hội để đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đang được nhiều chủ đầu tư nước ngoài “nhắm” đến, vì sao? Shophouse […]

Hỏi thêm thông tin

Tham khảo thêm

Tong Du An 04 Đang mở bán
Quận Nam Từ Liêm

Lumiere Evergreen – Báo giá CĐT Masterise Homes 2024

 
Lumiere Evergreen là dự án chung cư thuộc phân khúc cao cấp của chủ đầu tư Masterise Homes nằm tại vị trí vàng của đại đô thị Vinhomes Smart City. Sau sự thành công của hai dự án Lumiere Riverside...

Khoảng giá: 7 tỷ

Căn hộ

224 căn

Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

The Canopy Smart City3 01 Sắp mở bán
Quận Nam Từ Liêm

The Canopy Smart City – Báo giá chủ đầu tư 2024

 
The Canopy Smart City là phân khu tiếp theo được ra mắt tại đại đô thị Vinhomes Smart City. Thuộc phân khúc bất động sản cao cấp, được phát triển bởi quỹ đầu tư GIC,  một trong những quỹ tư hàng đ...

Khoảng giá:

Căn hộ

1758 căn

Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Moonlight 1 An Lạc - Phối Cảnh Tổng Thể Dự Án Đang mở bán
Huyện Hoài Đức

Moonlight 1 An Lạc – Báo giá mới nhất 2024

 
Dự án Moonlight 1 An Lạc là dự án căn hộ chung cư cao cấp được phát triển trong lòng khu đô thị An Lạc Green Symphony của chủ đầu tư Hà Đô. Được mệnh danh là khu đô thị nghỉ dưỡng, v...

Khoảng giá: 2,5 tỷ

Căn hộ, Shophouse

494 căn

Khu đô thị An Lạc Green Symphony, Xã Sơn Đồng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

LIÊN HỆ ĐẶT MUA
Đăng ký tư vấn
& Nhận báo giá
https://dongdolandvn.com/wp-content/themes/dongdolandvn
https://dongdolandvn.com/nhieu-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-van-nham-den-thi-truong-bds-viet-nam/