Có doanh nghiệp tung chiêu kích cầu, có doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông”… Thị trường bất động sản vừa bước qua mùa dịch lại sắp sang tháng Ngâu hứa hẹn điều gì?
- Chủ đầu tư lật lọng, dự án ì ạch đến bao giờ người dân mới được nhận nhà ở xã hội?
- Đâu là thị trường bất động sản sinh thái được giới nhà giàu TP Hồ Chí Minh nhắm tới?
- Cần thơ tìm nhà đầu tư mới cho khu du lịch Sông Hậu sau 2 năm thu hồi
Dù biết rằng, sang tháng 8, nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, trong đó có ngân hàng đưa ra mức lãi suất chỉ 6,49%/năm với gói vay 12 năm nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đành gác lại kế hoạch mua nhà năm nay bởi dịch bệnh đã khiến vợ chồng anh bị giảm thu nhập.
Anh Dũng cho biết, trước đây, hai vợ chồng thu nhập đều đều 25 triệu đồng/tháng, nhưng từ khi có dịch bệnh, công ty của vợ anh kinh doanh trong ngành du lịch đã cắt giảm nhân sự nên vợ anh tạm nghỉ ở nhà. Từ đó, thu nhập mỗi tháng giảm đi 10 triệu đồng. Để bù đắp vào đó, vợ anh có lấy thêm đồ hải sản ở quê lên bán online nhưng cũng không ổn định.
Vừa dịch bệnh, lại sắp sang tháng Ngâu, thị trường bất động sản sẽ thế nào?
“Kế hoạch mua căn hộ chung cư vào cuối năm nay của vợ chồng tôi phải hoãn lại. Mặc dù có một khoản tiền tiết kiệm, nhưng nếu mua căn hộ chung cư 1,5 tỷ đồng thì vợ chồng tôi vẫn phải vay thêm khoảng hơn 800 triệu đồng từ ngân hàng. Thu nhập giảm, sẽ rất khó gánh được khoản tiền trả gốc và lãi tháng”, anh Dũng chia sẻ.
Trong khi người mua nhà có tâm lý ngập ngừng, e dè thì doanh nghiệp – là những đơn vị bán nhà cũng có những tâm thế khác nhau. Nơi thì tung chính sách kích cầu, nơi chọn cách “ngủ đông”.
Chia sẻ với Infonet, bà Lê Thu Hà – Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát Triển Đầu Tư Hà Nội – Sàn Giao dịch Bất động sản THMland cho biết:
Hơn một tháng nay giao dịch đã chậm nên Công ty cũng chỉ để nhân viên bán nốt những sản phẩm đang có, dự kiến hết tháng Ngâu mới tung ra sản phẩm mới.
“Không có thêm chính sách nào cho tháng Ngâu nữa”, bà Hà thông tin.
Nhận định thị trường bất động sản đang đi ngang và xuống sau khi tình hình dịch bệnh quay trở lại, Tổng giám đốc sàn THMland chỉ mong tháng 9, tháng 10 dịch bệnh được kiểm soát, lúc đó sẽ tung ra sản phẩm mới, còn nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc bán hàng.
“Từ khi dịch bệnh quay trở lại thì tâm lý khách hàng rất e dè, có khách hàng đặt cọc để mua lô đất nền hơn chục tỷ rồi nhưng đúng hôm chuẩn bị xuống tiền thì thông tin dịch quay lại nên họ sẵn sàng bỏ cọc để không ký hợp đồng mua nữa. Vừa dịch bệnh, lại vừa sắp tháng Ngâu nên có lẽ doanh nghiệp lại phải “ngủ đông” cho an toàn”, bà Hà nói.
Ở góc độ khác, ông Vũ Kim Giang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hải Phát Land cho biết, để vừa ứng phó với dịch bệnh, cũng như tháng Ngâu sắp tới, các đơn vị phân phối cũng đưa ra nhiều chính sách kích cầu để vừa tăng được tính thanh khoản và cũng là lý do để các khách hàng có thể ra được quyết định mua nhanh hơn.
Ông Giang cho biết, tùy từng dòng sản phẩm, Hải Phát Land cũng đưa ra các chính sách như tặng vàng, chiết khấu hoặc đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt hơn để thu hút khách hàng. Đặc biệt sẽ có những chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng đặt cọc trong tháng Ngâu và sẽ hỗ trợ khách hàng qua tháng Ngâu ký hợp đồng và thanh toán.
“Từ tình hình thị trường, chúng tôi đã xoay chuyển từ cuối năm ngoái, trong đó tập trung vào các sản phẩm cho người mua có nhu cầu thực ở các thành phố lớn và các sản phẩm đầu tư trung và dài hạn. Vì thế, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đây lại là phân khúc có tính thanh khoản cao nhất nên tỉ lệ ảnh hưởng cũng được khống chế ở mức độ nhất định. Năm 2020 xác định là năm khó khăn chung của toàn thị trường nên ngoài việc thích ứng, doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi ở các sản phẩm để tạo sự hấp dẫn và thuyết phục được khách hàng tham gia mua sản phẩm”, ông Giang cho hay.
Ông Giang cũng cho rằng, so với tình hình dịch bệnh trước thì lần này các doanh nghiệp bất động sản đã có sự chuẩn bị tốt hơn, khách hàng cũng không quá hoang mang lo lắng nên doanh nghiệp vẫn kỳ vọng từ nay đến cuối năm vẫn sẽ giữ được nhịp thanh khoản như giai đoạn tháng 5, 6, 7 vừa rồi.
Theo ông Bùi Văn Doanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản, tháng 7 âm lịch dân gian gọi là tháng cô hồn nên có những người cũng kiêng mua nhà vào tháng này. Song, vẫn có nhiều người cũng không còn quá câu nệ khi mua nhà tháng Ngâu.
Ông Doanh cho rằng, tháng 7 là tháng mưa nên cũng có gây trở ngại cho thực hiện giao dịch về bất động sản, nhất là khi mua nhà xong thường phải sửa chữa lại thì mưa gió cũng gây một trở ngại. Việc nhập trạch, chuyển nhà trong điều kiện trời mưa dầm cũng là một bất lợi. Cộng thêm trời mưa tạo tâm lý bớt hứng khởi nên không ít người không muốn mua nhà vào tháng Ngâu.
Theo Infonet
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com