Sau 6 tháng thi công, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) được thông xe vào sáng 7/1.
- Cầu Thăng Long “đóng cửa”, người dân muốn ra vào Hà Nội đi đường nào?
- Cấm tất cả các loại phương tiện qua cầu Thăng Long để sửa mặt cầu
- Tổng cục Đường bộ: Đấu thầu qua mạng tìm nhà thầu thực hiện sửa chữa mặt cầu Thăng Long
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ (đại diện chủ đầu tư), cho biết dự án đã hoàn thành vượt tiến độ 10 ngày, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và kết quả thử tải độ cứng của cầu tăng lên khoảng 2 lần so với trước đây.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho hay công trình sửa chữa cầu Thăng Long do đội ngũ kỹ sư, tư vấn, nhà thầu trong nước thực lập dự án, thiết kế, thi công và giám sát công trình.
“Qua dự án, các cán bộ, kỹ sư đã tích lũy kinh nghiệm, làm chủ được giải pháp công nghệ và sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng hiệu quả cho các công trình khác sau này”, ông Huyện nói.
Lễ thông xe dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, sáng 7/1. Ảnh: Giang Huy
Cầu Thăng Long áp dụng công nghệ sửa chữa bằng kết cấu liên hợp nhẹ như hàn đinh neo plasma, đổ bê tông siêu tính năng để kết dính; sau đó thảm bê tông nhựa. Tổng mức đầu tư dự án hơn 269 tỷ đồng. “Với phương án này, mặt cầu sẽ đảm bảo tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng tối thiểu là 30 năm và lớp phủ bê tông nhựa 10 năm” ông Huyện thông tin thêm.
Trong 5 tháng qua, các nhà thầu đã hàn 1,4 triệu đinh neo, lắp đặt 800 tấn thép và đổ 2.000 m3 bê tông siêu tính năng, quét keo dính bám và thảm bê tông nhựa với diện tích 27.200 m2.
Việc hoàn thành việc sửa chữa cầu Thăng Long sẽ khớp nối đồng bộ với tuyến đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối trung tâm TP Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.
Phát biểu tại lễ thông xe, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói việc sửa chữa cầu Thăng Long rất quan trọng bởi cây cầu này kết nối phía bắc và phía nam đất nước qua sông Hồng. Việc thông xe sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông một trong những cửa ngõ thủ đô, phục vụ tốt việc đi lại của người dân dịp đầu năm mới 2021.
Là địa phương tiếp nhận công trình, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Hà Nội, cám ơn sự nỗ lực của đơn vị liên quan “lao động ngày đêm để hoàn thành dự án”. Ông yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp phân luồng, ngăn chặn xe quá tải để đảm bảo chất lượng cây cầu.
Mặt cầu Thăng Long sau khi sửa chữa. Ảnh: Giang Huy
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ năm 1974, hoàn thành vào năm 1985; nhịp chính vượt sông dài 1.680 m gồm 15 nhịp giàn thép. Cầu có 2 tầng: Cầu đường sắt và xe thô sơ ở tầng dưới và cầu đường ôtô nằm ở tầng trên.
Sau hơn 15 năm khai thác, phần mặt đường ôtô trên cầu chính đã xuất hiện các hư hỏng, sụt lún. Từ sau lần sửa chữa lớn năm 2009 và nhiều lần sửa chữa cục bộ, các hư hỏng trên mặt đường vẫn chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây bức xúc dư luận.
Tháng 11/2019, Tổng cục Đường bộ đã khảo sát, kiểm định, đánh giá cầu Thăng Long hư hỏng do cấu tạo của bản mặt cầu mỏng so với yêu cầu, lớp bê tông nhựa thi công trên mặt cầu thép khó kiểm soát về độ chặt lu lèn và nhiệt độ, độ dính bám kém gây ra các hiện tượng phá hoại nứt, trượt lớp phủ.
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com