Trong thời gian gần đây, thị trường BĐS Hà Nội và TP.HCM xuất hiện nhiều bản tin quảng cáo rao bán chung cư “cắt lỗ”, với giá bán rẻ hơn thị trường từ 20% – 30%.
- Nhiều cửa hàng kinh doanh thi nhau “tháo chạy” khỏi những tuyến “phố vàng” ở Hà Nội
- Giá mặt bằng đất vàng Hà Nội giảm sâu để hút khách thuê
- Covid-19 và tháng “cô hồn” có làm thị trường bất động sản nguội lạnh?
Trên nhiều chuyên trang mua bán nhà đất thời điểm này, các thông tin cắt lỗ chung cư được chào bán rầm rộ. Ngoài các sản phẩm phân khúc bất động sản (BĐS) cao cấp đã qua sử dụng, loại hình chung cư trả góp có nguy cơ bị thu hồi nợ chiếm đa số.
Ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã khiến thị trường BĐS ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Vũ Đức Anh
Thanh lý BĐS cao cấp đã qua sử dụng
Đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 đã khiến thị trường BĐS chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp, sàn giao dịch BĐS phải “đóng cửa” vĩnh viễn thì nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng bắt đầu thanh lý, “cắt lỗ” các sản phẩm BĐS cao cấp đã qua sử dụng, với giá rẻ hơn thị trường từ 20 – 30%.
Các tin rao bán nhà “cắt lỗ” chung cư, nhà thổ cư thời điểm này xuất hiện khá nhiều. Ảnh chụp màn hình
Chị Đỗ Khánh Linh, chủ nhân căn hộ hạng A, 2 phòng ngủ trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cách đây khoảng 2 năm, chị quyết định mua căn hộ này, mục đích là cho người nước ngoài thuê. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện dịch bệnh, khách thuê đã trả lại nhà.
Tới nay, sau hơn 4 tháng, chị Linh vẫn chưa tìm được khách thuê mới, cho dù đã giảm giá thuê từ 20 triệu đồng/ tháng, xuống còn 10 triệu đồng/ tháng.
Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng tài chính, chị Linh quyết định thanh lý căn hộ, với mức giá 10 tỷ đồng, ngang bằng với giá lúc mới mua.
“Thời điểm nhận bàn giao, tôi phải bỏ ra vài trăm triệu đồng để sửa sang lại nội thất và mua thêm một số thiết bị gia đình như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…. Khi rao bán căn hộ này với giá, bản thân tôi vẫn bị lỗ vài trăm triệu đồng”, chị Linh nói.
Không chỉ có chung cư cao cấp, ngay cả phân khúc “hot” nhất nhì thị trường hiện nay là nhà thổ cư cũng xuất hiện làn sóng “cắt lỗ”.
Anh An Tiến Hưng, một chuyên viên tư vấn BĐS tại Hà Nội tiết lộ, hầu hết, các sản phẩm nhà thổ cư “cắt lỗ” đều tập trung ở khu vực nội thành, càng vào sâu trong trung tâm thành phố, tỷ lệ “cắt lỗ” càng cao.
Cụ thể, một căn nhà 4 tầng, diện tích mặt sàn là 40 m2 nằm trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang được rao bán 25 tỷ đồng (khoảng 600 triệu đồng/m2). So với cuối năm 2019, giá trị của ngôi nhà này đã giảm 3 tỷ đồng (giảm khoảng 10,8%).
Tương tự, một ngôi nhà 35 m2, có 5 m mặt tiền tại phố Huế (quận Hoàn Kiếm) đang được chủ nhà rao bán 13 tỷ đồng, giảm 1,5 tỷ đồng so với cuối năm 2019 (giảm khoảng 10,3%).
Anh Hưng cho biết thêm: “Nếu có thiện chí mua nhà trong thời điểm này, khách hàng có thể mặc cả giá nhà xuống 3 – 5% giá trị, thậm chí, có thể yêu cầu chủ nhà giảm 10% nếu giá trị nhà trên 50 tỷ đồng”.
Để tránh mất trắng, nhiều chủ nhà đã rao bắt “cắt lỗ” dự án để thu hồi nguồn vốn. Ảnh: Mạnh Thắng
“Cắt lỗ” chung cư trả góp đang có nguy cơ thu hồi nợ
Làn sóng “cắt lỗ” không chỉ có mặt ở phân khúc BĐS cao cấp hay nhà mặt phố, mà còn xuất hiện ở một số dự án chung cư bình dân và giá rẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Trên thực tế, để mua được căn hộ với giá rẻ nhất, khách hàng thường lựa chọn mua nhà trả góp hoặc thanh toán từng đợt theo tiến độ của dự án. Thế nhưng, do dịch Covid-19, nhiều người mua nhà gặp khó khi thanh toán tiền nhà theo kỳ hạn của chủ đầu tư, cũng như trả tiền lãi và gốc hàng tháng cho ngân hàng.
Trong trường hợp không thanh toán theo đúng kỳ hạn, người mua nhà sẽ phải đối mặt với mua cơ mất nhà. Chính vì vậy, để tránh mất trắng, nhiều chủ nhà đã rao bắt “cắt lỗ” dự án để thu hồi nguồn vốn.
Đơn cử, anh Trịnh Thắng Nam đang rao bán gấp căn hộ 76 m2 tại Hoàng Mai (Hà Nội) với mức giá 1,5 tỷ đồng, thấp hơn 150 triệu đồng so giá nhà thực.
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều chủ mua nhà gặp khó khăn khi đóng tiền nhà trả góp. Ảnh chụp màn hình.
“Lúc đầu khi quyết định mua căn hộ này trả góp, gia đình thanh toán cả lãi và gốc đầy đủ cho ngân hàng. Tuy nhiên, do dịch bệnh, công ty cắt giảm nhân sự, bản thân tôi cũng thất nghiệp nên không thể thanh toán đầy đủ như cam kết.
Trong 2 tháng tới, nếu vẫn không thanh toán tiền lãi, tiền gốc và 50 triệu đồng tiền phạt, thì ngôi nhà của tôi có nguy cơ bị ngân hàng siết nợ”, anh Nam cho biết.
Số liệu từ Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho thấy, thời gian qua thị trường bất động sản khá trầm lắng, giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; Doanh thu sụt giảm trên dưới 80% dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bất động sản bị thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.
Tỉ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%, càng tạo thêm áp lực lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Chình vì vậy, đại diện của HoREA kiến nghị các ngân hàng thương mại xem xét cho người vay mua nhà được giảm lãi suất, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc… để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 theo tinh thần Thông tư 01 của ngân hàng Nhà nước.
Theo Dân trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com