Thời gian gần đây, thông tin liên quan đến nữ đại gia bất động sản Đào Ngọc Bảo Phương (sinh năm 1994) liên tục xuất hiện tại nhiều doanh nghiệp lớn có liên quan đến bất động sản, đáng chú ý nữ đại gia này góp đến 7.600 tỷ vào Bến Thành Holdings.
- Bán cả khách sạn gần ngàn tỷ, các ông lớn khách sạn “kêu cứu” do thua lỗ
- Thêm một dự án “ôm” đất rồi bỏ hoang hơn thập kỷ bị khai tử tại Hà Nội
Theo thông tin chúng tôi có được, Đào Ngọc Bảo Phương, sinh năm 1994 hiện đang là Tổng Giám Đốc Bến Thành Holdings. Nữ đại gia bí ẩn này hiện đăng ký chỗ ở tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dữ liệu của chúng tôi cũng cho thấy cuối năm 2019, Bến Thành Holdings – khi đó mang tên Công ty TNHH Tập đoàn Sài Gòn – có vốn điều lệ thực góp là 18 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là Tư vấn, môi giới đấu giá bất động sản. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 lần lượt là 18,2 tỷ và 43,8 tỷ đồng. Trong năm công ty không phát sinh doanh thu và ghi nhận lỗ gần 8 triệu đồng.
Tổng vốn điều lệ của Bến Thành Holdings hiện nay là 12.600 tỷ, trong đó đáng chú ý nữ đại gia Đào Ngọc Bảo Phương góp đến 7.600 tỷ, chiếm 60% vốn điều lệ của công ty. Công ty cổ phần Tập đoàn The One góp 2.520 tỷ đồng, tương đương 20% cổ phần. Ông Bùi Ngọc Quý cũng góp 2.520 tỷ đồng, tương đương 20% cổ phần.
Ngoài Bến Thành Holdings, Đào Ngọc Bảo Phương còn đại diện pháp luật cho 16 doanh nghiệp khác liên quan đến nhiều ngành nghề từ Giáo Dục, Spa – thẩm mỹ cho đến bất động sản.Các doanh nghiệp này có thể kể đến như Công ty Cổ phần Bến Thành Investment Group, Công ty Cổ phần Chợ Lớn Capital, Công ty Cổ phần Tập đoàn VNA, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Lang Bình Thuận, công ty TNHH CHLOE Hospitality…
Danh sách loạt doanh nghiệp Đào Ngọc Bảo Phương làm người đại diện.
Cách đây gần 2 năm, nữ đại gia 9x Đào Ngọc Bảo Phương từng gây xôn xao với thương vụ thâu tóm 2 tòa lâu đài của Khaisilk. Cụ thể, vào cuối năm 2018, thông tin khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm, 2 tòa nhà đình đám một thời của Tập đoàn Khaisilk của ông Hoàng Khải, chính thức thuộc sở hữu của Công ty TNHH Chloe Hospitality và có tên gọi mới là Chole Gallery, khiến không ít người ngỡ ngàng.
Công ty TNHH Chloe Hospitality được thành lập vào tháng 9/2018, vốn điều lệ 36 tỷ đồng, hoạt động chính là kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp này đặt trụ sở tại số 6 Phan Văn Chương, quận 7, TP. HCM. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc của công ty này là Đào Ngọc Bảo Phương.
Giá trị chuyển nhượng không được công bố tuy nhiên hai công trình trên từng được Tập đoàn Khaisilk đầu tư hơn 30 triệu USD. Theo kế hoạch, sau khi nắm quyền sở hữu, khai thác khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm, Chloe Hospitality sẽ “thay tên đổi họ” 2 bất động sản này và sửa lại theo mục đích kinh doanh của thương hiệu mới. Chloe Gallery sẽ cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như ẩm thực cho những sự kiện của giới kinh doanh, từ hội nghị, chiêu đãi, yến tiệc, du thuyền trên sông… đến trình diễn sản phẩm.
Không chỉ việc tiếp nhận 2 toà nhà của Khải Silk, hiện tại Chloe Hospitality đang đầu tư một vài toà nhà tại quận 7 và một khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Phú Quốc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không dừng lại ở loạt dự án ở phía Nam, dưới sự lãnh đạo của Đào Ngọc Bảo Phương Bến Thành Holdings đang có dự định lấn sân sang thị trường bất động sản Quảng Ninh với những siêu dự án lớn bậc nhất thị trường.
Cụ thể, tại Móng Cái, Bến Thành Holdings đề xuất 3 dự án lớn gồm khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Trung – Vĩnh Thực và tài trợ cho tỉnh bằng sản phẩm quy hoạch, dự án khu đô thị sinh thái tại phường Hải Hòa, khu dịch vụ phi thuế quan tại phường Hải Hòa.
Ngoài 3 dự án này, Bến Thành Holdings còn đề xuất thêm hai dự án tại Quảng Ninh có tổng mức đầu tư lên đến 65.308 tỷ đồng.
Cả 2 dự án mà Bến Thành Holdings đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 65.300 tỷ đồng.
Dự án thứ nhất là Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng đa năng tại đảo Cái Chiên có tổng vốn đầu tư khoảng 7.108 tỷ đồng, quy mô nghiên cứu khoảng 2.550 ha (bao gồm toàn bộ diện tích đảo Cái Chiên). Dự án sẽ gồm Khu resort giải trí cao cấp quốc tế, bến du thuyền; Khu sân golf 18 lỗ và villa; Bến tàu tập trung; Khu làng sinh thái đa năng; Khu nghỉ dưỡng sinh thái và phục hồi sức khỏe; Khu du lịch kết hợp với nông nghiệp và dân cư; vùng nông lâm nghiệp hiện hữu…
Dự án thứ hai là Khu công nghiệp dịch vụ logistics, công nghệ cao và cảng biển Hải Hà, dự án có quy mô 4.988ha, với các khu chức năng: Khu công nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; Khu công nghiệp hậu cần, logistics, kho bãi, dịch vụ; Khu công nghiệp nhẹ đa ngành; Khu dịch vụ du lịch, thương mại, giải trí; Cụm dịch vụ khu công nghiệp sạch; Khu nhà điều hành; Khu nhà ở công nhân và chuyên gia; Khu đô thị thông minh, sáng tạo. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58.200 tỷ đồng, triển khai trong 2,5 năm.
Trong buổi họp giữa Bến Thành Holdings với UBND tỉnh Quảng Ninh chiều 16/7/2020, Ccó sự xuất hiện của cả đại gia Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Tập đoàn và Ban lãnh đạo chủ chốt của Bến Thành Holding.
Có thể thấy, Bến Thành Holdings dưới thời Đào Ngọc Bảo Phương làm Tổng giám đốc đang tỏ rõ tham vọng ghi danh trên thị trường bất động sản Việt Nam của khi liên tục thâu tóm các bất động sản lớn cùng với việc vươn tiếp cánh tay ra các phân khúc BĐS nhà ở, BĐS nghỉ dưỡng tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Theo Nhịp sống kinh tế
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com