Nhiều đoạn đường ở Hà Nội chỉ vài km nhưng có đến 7, 8 trường đại học, cao đẳng được xây dựng san sát, chen chúc gây nên cảnh ùn tắc thường xuyên vào giờ cao điểm.
- Long An: Khởi tố hình sự vụ lừa đảo xảy ra tại dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường
- Danh tính nữ đại gia 26 tuổi rót 7.600 tỷ đồng vào Bến Thành Holdings
- Bán cả khách sạn gần ngàn tỷ, các ông lớn khách sạn “kêu cứu” do thua lỗ
Chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ lâu. Đây được xem là vấn đề cấp bách trong bối cảnh gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng ngày càng nghiêm trọng ở Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay việc di dời các công trình này gần như vẫn “giậm chân, tại chỗ”. Trong ảnh là trục đường Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu nhìn từ trên cao.
Nhiều đoạn đường ở Hà Nội chỉ vài km nhưng có đến 7, 8 trường đại học, cao đẳng được xây dựng san sát, chen chúc gây nên cảnh ùn tắc thường xuyên vào giờ cao điểm.
Tại tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy dày đặc các trường đại học như: ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và tuyên truyền, ĐH Thương Mại, ĐH Giao thông vận tải… Nhìn từ trên cao tổ hợp các trường đại học nằm chen chúc giữa các tòa cao ốc.
Theo tính toán của các chuyên gia giao thông, bình quân mỗi trường ĐH tại Hà Nội có khoảng 10.000 sinh viên (ĐH, sau ĐH và các loại hình đào tạo khác). Vào giờ cao điểm, tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông gây ra tình trạng quá tải hạ tầng. Trong ảnh là khuôn viên của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tương tự, chỉ dài hơn 1km nhưng đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart đã phải “cõng” đến 7 trường ĐH lớn: ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện bình quân diện tích đất cho một sinh viên đại học, cao đẳng trong các trường công lập vào khoảng 35,7 m2, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn mà Việt Nam đề ra từ năm 1985 (khoảng 55 – 85 m2 đất/ 1 sinh viên).
Các trường ĐH, CĐ được xây dựng dày đặc trong nội đô gây ra tình trạng quá tải hạ tầng.
Đường Giải Phóng cũng chung tình cảnh tương tự khi có các trường: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa… với số lượng sinh viên đông đúc.
Từ năm 2007, Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 – 2016 được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, đề cập đến việc di dời các trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở nội thành Hà Nội ra ngoại thành để đạt tiêu chuẩn về diện tích tối thiểu 10ha/ trường ĐH.
Dự kiến đất xây dựng các trường đại học, cao đẳng đến năm 2030 khoảng 10.660 ha. Trong đó, thành phố Hà Nội có diện tích 5.200ha, Vĩnh Phúc 780ha, Bắc Ninh 650ha, Hải Dương 650ha, Hưng Yên 780ha, Hà Nam 455ha, Hòa Bình 130ha, Phú Thọ 32 ha, Thái Nguyên 1.430ha, Bắc Giang 260ha.
Cho đến nay, về cơ bản, các cơ sở giáo dục Đại học, giáo dục nghề nghiệp đều đang tiếp tục sử dụng cơ quan cũ, chỉ riêng trường trường Đại học Y tế Công cộng là đã được di dời ra khỏi nội đô.
Lý giải nguyên nhân chậm trễ của việc di dời, Bộ xây dựng cho rằng công tác dời và xây dựng cơ sở mới đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn, nguồn vốn thực hiện chưa được bố trí; chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng. Các quy hoạch ngành cũng chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời các cơ sở ra khỏi khu vực nội thành; sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố với các Bộ, ngành có liên quan chưa chủ động.
Trong khi đó các chuyên gia xây dựng đều cho rằng, việc di dời các trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ra khỏi nội đô là vấn đề cấp bách. Để làm được điều này cần phải có sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, các bộ, ngành và quyết tâm về công tác tư tưởng của lãnh đạo các nhà trường. Vấn đề quan trọng nữa là kinh phí, để huy động được nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác này có hiệu quả thì Nhà nước nên kêu gọi xã hội hóa.
Trên đường Nguyễn Trãi, nơi tập trung gần 10 các trường đại học, cao đẳng lớn thường là nỗi ám ảnh của người dân khi phải di chuyển qua đây vào giờ cao điểm.
Đoạn đường Trần Phú (Hà Đông) thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc…
Hàng đoàn xe nối đuôi nhau ùn tắc kéo dài trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) nơi có các trường: ĐH Sư Phạm, HV Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Quốc gia Hà Nội…
Theo Dân trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com