Ông Giang đầu tư hàng chục tỷ đồng thuê đất công nghiệp hơn 40 năm để xây nhà xưởng nhưng sau 5 năm nhận thấy mua đất lãi hơn.
- Bình Dương: Thu hồi 346 ha đất trồng cao su để xây dựng khu công nghiệp
- Thanh Hoá sắp có thêm cụm công nghiệp nửa nghìn tỷ
- Doanh nghiệp chật vật với việc thuê quỹ đất tại khu công nghiệp
Là chủ một doanh nghiệp sản xuất cơ khí, từ năm 2015 ông Giang, đã chi hàng chục tỷ đồng thuê đất trong khu công nghiệp ở phía Tây TP HCM trả tiền một lần cho cả chu kỳ thuê hơn 40 năm để mở nhà xưởng. Giá thuê đất là 65 USD mỗi m2 cho tổng chu kỳ thuê. Sau 5 năm thăng trầm trong kinh doanh sản xuất và va chạm với chủ đầu tư vì chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất (nhà xưởng, máy móc), ông Giang tiết lộ đi thuê đất không lợi bằng mua đất.
Theo bài toán ông Giang nhẩm tính, với hàng chục tỷ đồng thuê đất, nếu cách đây nửa thập niên đi mua đất có chức năng sản xuất để làm nhà xưởng thì vừa không mất tiền thuê, không phải phụ thuộc vào các dịch vụ độc quyền của khu công nghiệp mà tài sản đất còn gia tăng giá trị gấp 2-3 lần.
Từng có nhiều năm hoạt động trong ngành bất động sản công nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết, chọn lựa giữa thuê đất khu công nghiệp làm nhà xưởng hay tự mua đất sản xuất đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Tuy nhiên, nếu nhìn ở tầm vĩ mô và quy hoạch bài bản, thuê đất khu công nghiệp là xu hướng Nhà nước ưu tiên vì phục vụ cho sự phát triển bền vững của địa phương và đất nước nhiều hơn.
Một góc khu công nghiệp phía Tây TP HCM, theo hướng huyện Bình Chánh. Ảnh: Trần Quỳnh.
Bà Hương phân tích, việc quy hoạch nhà xưởng vào các khu công nghiệp có khá nhiều ưu điểm. Khu công nghiệp quy hoạch đồng bộ, đúng chức năng, mục đích sử dụng. Hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật điện nước dùng cho sản xuất công nghiệp được đầu tư đầy đủ, thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Khu công nghiệp cũng có giải pháp an toàn về môi trường được đảm bảo với các trạm xử lý tập trung được đầu tư bài bản.
Thêm vào đó, thủ tục pháp lý xây nhà xưởng của khách thuê cũng được chủ đầu tư hỗ trợ nhanh chóng, thuận lợi đi vào hoạt động. Các hệ thống dịch vụ phụ trợ được cung cấp thêm nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian. Rất nhiều khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An và cả TP HCM đã hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thu hút khách thuê là doanh nghiệp sản xuất, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mặt hạn chế của việc đi thuê đất trong khu công nghiệp làm nhà xưởng, theo bà Hương là nếu chẳng may xảy ra va chạm hoặc tranh chấp với chủ đầu tư không chuyên nghiệp, khách thuê có thể bị chèn ép hoặc trở thành bên yếu thế hơn khi các điều khoản trong hợp đồng thuê đất gây bất lợi cho bên đi thuê. Nếu rơi vào tình huống này, khách thuê đất tại các khu công nghiệp có thể nhờ đến sự phân xử của trọng tài là ban quản lý các khu công nghiệp tại địa phương hoặc sở, bộ, ngành liên quan, bước cuối cùng là khởi kiện ra tòa.
Ngược lại, vẫn có một số doanh nghiệp tự mua đất làm nhà xưởng bên ngoài. Ưu điểm của mô hình này là doanh nghiệp mua đất được sở hữu tài sản, giá trị đất gia tăng theo thời gian, an tâm và chủ động trong việc quản lý điều hành. Giá đất trong dài hạn luôn theo xu hướng tăng bất kể loại hình sản phẩm gì. Nhiều doanh nghiệp mua đất làm nhà xưởng sau đó di dời và chuyển đổi công năng thành đất thổ cư mang lại lợi nhuận không ít.
Bà Hương phân tích, với dòng tiền hàng chục tỷ đồng đi thuê đất khu công nghiệp để xây nhà xưởng, nếu mang đi mua đất tự xây nhà xưởng chắc chắn về lâu dài doanh nghiệp sẽ có lãi lớn khi xác định giá trị đất. Nếu pháp lý đầy đủ, doanh nghiệp còn có thể thế chấp tài sản này để vay vốn ngân hàng để có vốn lưu động phục vụ kinh doanh sản xuất.
Mặc dù xét về phía doanh nghiệp mua đất tự xây nhà xưởng khá thuận tiện và chủ động nhưng sẽ gây nên một số vấn đề quan ngại. Thứ nhất, nên mua đất ở khu vực được quy hoạch là đất sản xuất công nghiệp vì nếu xây nhà xưởng tự phát năm xen kẽ trong khu dân cư hiện hữu là ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân. Trước đây từng có những trường hợp nhà xưởng gần khu dân cư gây ra nhiều vấn đề như tiếng ồn, khói bụi, chất thải dẫn đến 1 số nhà xưởng phải di dời khi có áp lực khiếu kiện của dân.
Thứ hai, nếu tự xây nhà xưởng nhà đầu tư/ cá nhân/ doanh nghiệp mua đất phải xây dựng khu xử lý nước thải đạt chuẩn. Bởi lẽ, nếu Không an toàn về môi trường, không có biện pháp xử lý nước thải hay khói bụi theo quy định có thể bị phạt nặng hoặc phải di dời đi. Thứ ba, việc kết nối nhà xưởng tự phát với hạ tầng giao thông sẽ bị hạn chế do sử dụng chung với đường dân sinh.
Bà Hương đánh giá, nếu thuần túy chỉ phân tích trên giá trị đầu tư tài sản thì rõ ràng mua đất tự xây nhà xưởng có lợi hơn đi thuê. Thế nhưng nếu xem đất đai chỉ là điều kiện cần để mở nhà xưởng phục vụ sản xuất thì giải pháp đi thuê vẫn được chọn lựa. Song bà Hương đánh giá với chính sách Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nên tập trung về các khu công nghiệp, nếu đi mua đất rồi tự xây nhà xưởng doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro về pháp lý hơn là đi thuê.
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nụ Trần
0968611966
lienhe.dongdoland@gmail.com