Bộ Xây dựng đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về việc tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nhà ở xã hội tập trung và nhà chung cư cũ.
- Hà Nội sẽ cải tạo thí điểm 5 khu chung cư cũ trong năm 2021
- Hà Nội tạm dừng quy hoạch khu chung cư cũ Giảng Võ
- Hà Nội và TP.HCM được đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù cải tạo chung cư cũ
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời UBND thành phố Hà Nội về việc đang nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư dự kiến trình Chính phủ ban hành vào Quý II/2021.
Theo đó, những vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của thành phố Hà Nội nêu trong Đề án, Bộ Xây dựng ghi nhận để tiếp thu, sửa đổi, bổ sung trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.
Cũng theo trả lời của Bộ Xây dựng, Nghị định mới cũng sẽ bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan đến hoạt động cải tạo chung cư cũ. Các địa phương được đề xuất chọn thí điểm cơ chế đặc thù là Hà Nội và TP.HCM.
Sự cân bằng lợi ích giữa các bên là điều quan trọng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ, bởi theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam – cho rằng, thực tế để cải tạo, xây dựng lại số lượng lớn chung cư cũ đang hư hỏng, xuống cấp hiện nay, ngân sách Nhà nước không “kham nổi”.
Do đó, lâu nay ngành chức năng phải huy động nguồn lực xã hội, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, cái khó là chúng ta lại chưa có chính sách tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa các bên.
“Việc cải tạo, xây mới chung cư cũ doanh nghiệp phải có lợi nhuận thì mới làm, người dân cũng phải có lợi ích thì họ mới đồng ý.Các chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay chủ yếu nằm ở khu vực nội thành nên việc xây mới vẫn phải đảm bảo, tuân thủ quy hoạch và mật độ dân cư chung, không được phép xây vượt tầng” – ông Nghiêm nói và cho biết khi giao cho doanh nghiệp làm thì hầu như các phương án họ đưa ra đều phá vỡ quy hoạch chung.
Về phía người dân, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích: “Đối tượng ở những nhà tập thể cũ là nhà được cấp cho thế hệ cán bộ công nhân viên chức, bộ đội, công an… những người gắn bó với giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Cho nên Nhà nước phải là chủ thể chính có trách nhiệm trong việc cải tạo chung cư cũ”.
Theo ông Tùng, doanh nghiệp luôn tính đến lợi nhuận trong mọi hoạt động nên rất khó bắt buộc họ có trách nhiệm chia sẻ xã hội. Khi xây dựng mới, các hộ sẽ được trả lại diện tích tương đương diện tích trong căn hộ cũ từng sử dụng. Phần diện tích dư ra, người dân phải trả chi phí xây dựng, không phải phí kinh doanh.
“Trước đây, nhà tập thể có những căn hộ chỉ khoảng 20m2. Quy định hiện nay không cho phép xây căn hộ với diện tích như thế mà ít nhất phải 40m2 để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sinh sống. Những hộ dân đang ở nhà tập thể cũ 4 – 5 tầng cũng cần hiểu rằng, khi một tòa nhà, chung cư mới xây lên, cao hơn thì phần diện tích đất thừa sẽ là hạ tầng, công viên, đường sá… những tiện ích chung cho tất cả mọi người. Và chỉ khi nhận thấy lợi ích các bên đều được cân bằng thì vướng mắc cải tạo chung cư cũ mới được giải quyết” – ông Tùng nói.
Thế Hưng
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com