Từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, hàng loạt mã chứng khoán của các doanh nghiệp địa ốc liên tục lao dốc, bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa. Sau dịch, cổ phiếu bất động sản không thể nhanh chóng hồi phục nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
- Tổng thiệt hại của các “Ông lớn” vì dịch Covid-19 lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng
- Danh sách những “nữ đại gia” hàng đầu trong thị trường địa ốc
- Shophouse The Matrix One và những điều khách hàng nhất định phải biết
Mất hàng ngàn tỷ đồng
Cổ phiếu DXG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh là một trong những mã chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Từ đầu năm đến nay, thị giá DXG đã giảm đi một nửa. Cụ thể, ở phiên giao dịch ngày 2/1/2020, DXG đang ở vùng giá 14.300 đồng/cổ phiếu thì hiện nay đang giao dịch quanh mức 7.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá trị vốn hóa của Đất Xanh đã mất hơn 3.400 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu DXG giảm từ 14.300 đồng về mức 7.770 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch ngày 14/.
Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần LDG (LDG) cũng bị thổi bay mất 1.127 tỷ đồng vốn hóa trên thị trường chứng khoán. Từ đầu năm đến nay, thị giá LDG đã giảm hơn một nửa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 2/1/2020, cổ phiếu LDG đang ở mức 8.850 đồng/cổ phiếu thì đến phiên giao dịch ngày 1/4 chỉ còn 4.160 đồng/cổ phiếu.
Dịch COVID-19 cũng khiến cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản trở thành cổ phiếu “trà đá”. Điển hình như mã HAR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền đang ở mức 2.250 đồng/cổ phiếu, giảm 1.700 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đầu năm. Vốn hóa của HAR trên thị trường chứng khoán cũng bị mất 185 tỷ đồng. Cổ phiếu HQC của Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Quân cũng đang giao dịch quanh mức 1.070 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đầu năm, thị giá HQC giảm 80 đồng/cổ phiếu, vốn hóa giảm 38 tỷ đồng.
Lên sàn ngay trước tâm dịch COVID-19, cổ phiếu AGG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia cũng bị giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch trong ngày niêm yết 9/1, mã AGG có giá 30.400 đồng/cổ phiếu nhưng hiện nay đang ở mức 26.500 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của mã AGG cũng bị mất đi gần 300 tỷ đồng trong gần 3 tháng qua.
Vốn hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia bốc hơi gần 300 tỷ đồng trong gần 3 tháng qua.
Ngoài ra, cổ phiếu của nhiều tập đoàn bất động sản cũng lao dốc vì chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể, mã VHM của Công ty Cổ phần Vinhomes giảm 30.000 đồng/cổ phiếu trong quý 1. Tại ngày 2/1, VHM có thị giá 84.900 đồng/cổ phiếu thì hiện nay đang giao dịch quanh mức 54.800 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa của Vinhomes giảm hơn 99.000 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC cũng không nằm ngoài cơn suy thoái của thị trường chứng khoán khi mất gần 1.400 tỷ đồng vốn hóa. Thị giá cổ phiếu FLC giảm từ 4.620 đồng/cổ phiếu ở ngày 2/1 về vùng giá 2.650 đồng/cổ phiếu ở phiên giao dịch hôm nay.
Nhà đầu tư không nên bán tháo hay “bắt đáy”
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Hoàng, thị trường bất động sản năm 2020 vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn cung suy yếu và ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Do đó, nhóm cổ phiếu bất động sản không thể nhanh chóng bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
Trao đổi với PV, chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, trường Đại học Ngân hàng TPHCM cho rằng, thị trường chứng khoán đang chao đảo nên một vài tháng tới sẽ khó dự đoán. Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên ngồi im quan sát thị trường, không nên bán tháo hay “bắt đáy”.
Cổ phiếu bất động sản sẽ khó hồi phục sau dịch COVID-19. Ảnh: T. T.
“Sau khi kết thúc dịch COVID-19, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục. Hết dịch, doanh nghiệp sẽ ổn định lại kinh doanh và hồi phục sản xuất, dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán tăng lên nên giá cổ phiếu chắc chắn tăng, tuy nhiên đó là viễn cảnh của 3-6 tháng tới”, ông Tín nói.
Trong khi đó, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc môi giới Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam chi nhánh TPHCM cho hay, khi đánh giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, cần phân tích 3 góc độ: thị trường vốn, kết quả kinh doanh, chỉ số tài chính. Hiện nay, chỉ số PE của các công ty bất động sản dưới 15, chỉ số PB đa phần dưới 1 hoặc tiệm cận 1, vẫn còn rất là thấp.
“Các nhà đầu tư nếu có quan tâm đến cổ phiếu bất động sản thì điều đầu tiên hãy xem chi tiết về doanh nghiệp mà mình quan tâm, tìm hiểu kỹ về “sức khỏe” của doanh nghiệp đó và cuối cùng là chờ đợi khi nào thị trường có điều chỉnh hợp lý thì mua vào”, ông Phương nói.
Theo Tiền Phong
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có