Quý I, 90% doanh nghiệp vừa & nhỏ trong ngành khách sạn đóng cửa, đánh dấu quý hoạt động kém nhất từ trước tới nay.
- Thị trường địa ốc duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng để bật dậy sau đại dịch
- 9x chia sẻ bí quyết tậu nhà tiền tỉ nhờ việc kinh doanh và chi tiêu hợp lý
- Hà Nội: Không kịp trở tay trước lệnh đóng cửa toàn bộ cửa hàng kinh doanh
Theo báo cáo thị trường khách sạn của Savills Việt Nam, ba tháng đầu năm luôn được xem là mùa cao điểm du lịch tại TP HCM nhưng Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến ngành kinh doanh khách sạn lao đao.
Trong quý đầu năm, thị trường khách sạn Sài Gòn ghi nhận tình hình hoạt động thấp nhất từ trước đến nay so với cùng kỳ các năm, cả công suất và giá phòng trung bình đều lao dốc. Công suất phòng xuống thấp kỷ lục do tác động từ lượng khách quốc tế giảm mạnh trong quý, đầu tiên là nguồn khách từ Trung Quốc, sau đó là từ Hàn Quốc và châu Âu.
Công suất chung toàn thị trường giảm 26 điểm phần trăm theo quý và rớt 27 điểm phần trăm theo năm xuống mức 48% trong quý I. Công suất của khách sạn 4 sao giảm 27 điểm phần trăm theo năm và phân khúc 5 sao giảm đến 31 điểm phần trăm theo năm. Trong quý II, công suất trung bình dự kiến tiếp tục thấp do người dân hạn chế du lịch, thực hiện giãn cách xã hội.
Căng thẳng nhất quý I là thời điểm tháng 2 và 3, nhiều yêu cầu đặt phòng đã bị hủy hàng loạt tại TP HCM. Để tăng khả năng cạnh tranh, hầu như các hạng phòng đều kích cầu bằng chính sách ưu đãi giá phòng, đặc biệt là các cơ sở lưu trú tại quận 5, nơi tập trung nhiều khách sạn 3 sao chủ yếu nhắm đến khách du lịch Trung Quốc.
Trong quý đầu năm, giá phòng trung bình toàn thị trường giảm 14% theo năm xuống còn 77 USD mỗi phòng một đêm. Để bù đắp cho khoản doanh thu giảm, các đơn vị quản lý đang cắt giảm nhân sự tạm thời hoặc luân phiên ca làm việc. Một số khách sạn đã cắt giảm hơn 50% nhân viên và một số khác sử dụng cơ sở khách sạn của họ làm khu cách ly y tế. Lượng khách quốc tế có thể tiếp tục bị gián đoạn trong ngắn hạn.
Thông báo ngừng hoạt động vì Covid-19 của một khách sạn tại quận 1 (TP HCM). Ảnh: Nguyễn Nam.
Đơn vị này dẫn nguồn thống kê của Sở Du lịch TP HCM cho thấy, 90% các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ đã tạm đóng cửa. Lượng khách quốc tế đến thành phố giảm 43% theo năm và trong quý I còn 1,3 triệu lượt. Lượng khách quốc tế trong tháng 2 giảm 52% theo năm và trong tháng 3 giảm kỷ lục đến 84% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường chủ yếu như Hàn Quốc, Trung Quốc lần lượt giảm 26-32% theo năm.
Savills dự báo nếu dịch bệnh được kiểm soát trong năm 2020, từ năm 2021 trở đi ngành du lịch khách sạn sẽ tăng trưởng trở lại nhờ vào lượng khách nội địa. Căn cứ theo dữ liệu thị trường liên tục giai đoạn 2001-2019, nhu cầu lưu trú của khách trong nước cao gấp 4 lần so với khách quốc tế trong giai đoạn 2000-2009 và gấp 8 lần năm 2010-2017. Dựa trên dữ liệu lịch sử, nhiều khả năng các chuyến bay nội địa sẽ mở cửa sớm hơn quốc tế nếu dịch bệnh được kiểm soát.
Các nước châu Á dự kiến phục hồi nhanh hơn sau dịch bệnh so với các khu vực khác, điều này có ý nghĩa tích cực đối với thị trường khách sạn trong nước vốn có sự đóng góp chủ yếu từ châu Á. Theo Tổng cục Du lịch, các nước châu Á chiếm khoảng 80% lượng khách quốc tế của Việt Nam, trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 37% tổng lượng khách quốc tế vào năm 2015 và 56% vào năm 2019. Riêng khách Trung Quốc luôn đóng góp nhiều nhất trong những năm qua.
Theo VnExpress
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có