CBRE Việt Nam cho biết, trong tháng 4, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50-100% tiền mặt bằng cho khách thuê.
- Do đâu mà Bộ xây dựng nhấn mạnh “siết” chặt các đầu tư mới
- Khốn khổ vì dịch kéo dài các “ông lớn” trong giới BĐS cầm cự được bao lâu?
- Những lưu ý khi “xuống tiền” mua căn hộ chung cư sát thang máy và ở tầng 13
Với mặt bằng nhà phố, mức giảm còn tùy thuộc khả năng của chủ nhà và ghi nhận thường rơi vào 20-30%. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.
Theo đánh giá của CBRE, tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng vào cuối tháng 4, phần lớn các ngành hàng vẫn chưa được phép đi kinh doanh bình thường. Doanh thu dự kiến trong tháng 4 sụt giảm 90-100% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 60-70% so với tháng 3. Tình hình hiện tại buộc các chủ đầu tư phải tiếp tục những chính sách giảm gánh nặng chi phí cũng như tạo khoảng thời gian phục hồi cho khách thuê.
Trước đó, vào tháng 2, chủ đầu tư vẫn còn tâm lý dè chừng và chưa thực sự đưa ra một tín hiệu cụ thể nhằm hỗ trợ về giá. Sang tháng 3, khi chính phủ quyết định đóng cửa các địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí, chủ đầu tư bắt đầu đưa ra các chính sách hỗ trợ 10-30% chi phí thuê tùy vào lĩnh vực với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Như vậy có thể thấy sự phục hồi của thị trường bán lẻ vẫn khá chậm chạp trong đầu quý II.
Mặt bằng kinh doanh TP HCM đóng cửa rao cho thuê đầu tháng 3/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Đơn vị nghiên cứu thị trường này nhận định, việc trả mặt bằng tại các trung tâm thương mại diễn ra không nhiều do khách thuê nhận được hỗ trợ về việc giảm hoặc miễn giá thuê trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, làn sóng trả mặt bằng kinh doanh nhà phố còn phổ biến hơn, chủ yếu từ những đơn vị kinh doanh nhà phố nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực duy trì kinh doanh dài hạn.
Việc sụt giảm doanh thu trong tháng 4 (thời gian giãn cách xã hội) đã khiến cho khách thuê không chịu nổi sức ép nên trả mặt bằng trước thời hạn. Trả mặt bằng và sang nhượng là cách để duy trì sự “tồn tại” của doanh nghiệp nói chung và 90% diễn ra ở các nhà hàng, quán ăn uống và beer-club…
Với những thương hiệu kinh doanh theo chuỗi, việc đóng cửa một số cửa hàng nhà phố, đồng thời phối hợp với chính sách tái cấu trúc hoặc cắt giảm lương cho nhân viên cũng là một giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định lại ngân sách đang gặp nhiều khó khăn.
Bà Võ Thị Phương Mai, Trưởng Bộ phận dịch vụ Mặt bằng bán lẻ của CBRE Việt Nam nhận định Covid-19 đã khiến lưu lượng khách đến mua sắm ở các trung tâm thương mại tại TP HCM và Hà Nội giảm xấp xỉ 80% trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra. Tuy nhiên, dịch bệnh đồng thời tạo ra cơ hội tăng trưởng cho các mô hình bán hàng vừa và nhỏ hoặc trực tuyến như cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc và đặc biệt là thương mại điện tử.
Theo VnExpress
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có