Hà Nội đã làm hồ sơ xong, đang trình Chính phủ và cố gắng sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 về 2 tuyến đường sắt: Ga Hà Nội đi Hoàng Mai, trị giá khoảng hơn 40.000 tỷ đồng và đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc, tổng mức đầu tư 66.000 tỷ đồng.
- 9 vị trí làm ga đường sắt đô thị, ga tàu điện quanh Keangnam chạy một ray theo quy hoạch
- Tuyến đường sắt trên cao Mipec Rubik360 được hưởng lợi lớn
- Le Grand Jardin khuấy động thị trường bất động sản Long Biên
Ngày 1/6, tại phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về một số cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội. Ngoài những nội dung tại phiên họp trước, tại tờ trình lần này, UBND thành phố Hà Nội đề xuất bổ sung ba nội dung mới.
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, ba nội dung mới được đề xuất là: HĐND thành phố Hà Nội được bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng mức thu phí, lệ phí; ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; và ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Thẩm tra các nội dung liên quan, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội nhất trí phân cấp cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí. Tuy nhiên, việc cho phép tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đối với các loại phí, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị không quy định trần tăng thu, mức tăng cụ thể do HĐND thành phố quyết định trên cơ sở thực tế và có sự đồng thuận của người dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, không nên đưa ra mức trần tăng phí “cứng” 1,5 lần so với hiện tại, thay vào đó, HĐND được quyết định nhưng phải trên cơ sở đồng thuận của nhân dân.
Đề xuất liên quan số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra. Tại phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nếu tính tổng tài sản cổ phần hóa các doanh nghiệp thì Hà Nội còn khoảng 25.000 tỷ đồng theo giá trị vốn. Vừa qua, Hà Nội cổ phần hóa và đã thu được 11.000 tỷ đồng, nhưng số tiền này cũng giữ lại, không nộp về quỹ Tài chính của SCIC (nay là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).
Ông Chung kiến nghị dùng số tiền này vào việc xây dựng đường sắt đô thị. Theo ông Chung, Hà Nội đã làm hồ sơ xong, đang trình Chính phủ và cố gắng sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 này về 2 tuyến đường sắt: Ga Hà Nội đi Hoàng Mai, trị giá khoảng hơn 40.000 tỷ đồng và đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc, tổng mức đầu tư 66.000 tỷ. Ông Chung nói rằng, hai dự án này sẽ được đầu tư hoàn toàn bằng vốn của Hà Nội, được lấy từ vốn cổ phần hóa, vốn đầu tư công của thành phố và phát hành trái phiếu.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh nguyên tắc tiền từ cổ phần hoá chỉ dùng cho xây dựng cơ bản, còn Hà Nội làm gì thì theo thẩm quyền quyết định của HĐND. Nhưng nếu quy mô vượt quá dự án nhóm A, thuộc diện công trình trọng điểm quốc gia thì phải trình Quốc hội.
Tiền Phong
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com