Theo JLL Việt Nam, tác động của dịch Covid-19 đã khiến các nhà bán lẻ phải tiến hành những cuộc đàm phán đầy thách thức với chủ nhà, với kết quả có thể sẽ làm thay đổi cục diện thương mại bất động sản trong dài hạn.
- Trì hoãn giải tỏa mặt bằng sân bay Long Thành
- Tái hiện một Tokyo ngay giữa lòng thành phố đất mỏ Cẩm Phả
- Cơn “địa chấn” Covid-19 làm thay đổi tiêu chuẩn mua nhà của người dân đô thị
Cụ thể, đại dịch không phải là điều khoản ràng buộc trong hầu hết các loại hợp đồng thương mại, nhưng chắc chắn các bộ phận soạn thảo hợp đồng đang phải xem xét kĩ càng các điều khoản ràng buộc cho những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Theo đơn vị nghiên cứ này, những bài học rút ra từ đại dịch sẽ làm thay đổi các điều khoản của hợp đồng thuê trong tương lai và thay đổi động lực của bất động sản.
Các chính sách giãn cách xã hội được chính phủ các nước áp dụng đã tác động trực tiếp đến dòng tiền của nhà bán lẻ, và chủ nhà cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn thu nhập. Theo báo cáo của JLL, nhiều trung tâm mua sắm trên toàn cầu chỉ đạt từ 20% đến 40% trên tổng tiền thuê kể từ khi lệnh đóng cửa có hiệu lực. Do đó, một số trung tâm mua sắm đang mất khả năng thanh toán nợ và có khả năng vi phạm các giao ước cho vay.
Tại các nước phát triển, các cuộc thương thảo đang hướng đến những giải pháp quy định mức giá thuê dựa trên tổng doanh thu của nhà bán lẻ, đây cũng là hình thức phổ biến tại Úc và Anh.
Premier Retail, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Úc, đã có thông báo rằng 1.200 cửa hàng trong hệ thống của họ sẽ không tiếp tục trả tiền thuê cố định, mà thay bằng tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu. Với hình thức tương tự, cửa hàng bách hóa Myer được cho là đang đàm phán các khoản thanh toán tiền thuê tương đương với 6% doanh thu.
Theo ông Cameron Taudevin, Giám đốc bộ phận Bán lẻ tại Úc, JLL, tiền thuê trên phần trăm doanh thu sẽ giúp cân bằng lợi ích của chủ nhà và khách thuê để cả hai bên có thể chia sẻ tỷ lệ đỉnh và đáy của nền kinh tế trên diện rộng.
Song song đó, đại dịch cùng sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã làm giảm giá trị tài sản và mô hình kinh doanh của một số nhà bán lẻ truyền thống đang bị thách thức. Những thách thức này sẽ mang chủ nhà và khách thuê cùng ngồi xuống để tìm ra một cấu trúc giúp cả hai chắc chắn hơn về quyền sở hữu và dòng tiền để đổi lấy các cơ cấu cho thuê bền vững với đủ vốn lưu động.
Theo đó, các điều khoản trong hợp đồng thuê sẽ thay đổi về giá thuê, thời hạn thuê và những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc bảo vệ sức khỏe của khách hàng ra vào tòa nhà.
“Thách thức sẽ đến khi khách thuê muốn đàm phán lại lợi ích thuê vượt khỏi giới hạn mà cả hai bên có thể sẵn sàng để chấp nhận trong thời gian này, các mối quan hệ lâu dài sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các cuộc thương thảo. Càng đối đầu trước tình hình bất ổn sẽ không có lợi cho ai”, đại diện JLL nhấn mạnh.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com