Đối với những dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020.
- Xuất hiện “siêu dự án” quy mô 384,87ha tại Đông Anh
- Nhà đầu tư có nên chọn lướt sóng” bất động sản lúc này?
- Vinaconex tìm cách thúc đẩy tiến độ xử lý dự án Bắc An Khánh.
Mua đắt, đổi rẻ
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 đã thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với rất nhiều điểm mới được ban hành.
Một trong những điểm mới đáng chú ý là loại hình hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) đã bị “khai tử” ra khỏi luật này.
Trước khi luật được thông qua, một số ý kiến đề nghị không quy định dự án áp dụng loại hợp đồng BT vào trong luật này, vì không đúng bản chất hợp tác công tư.
Theo lý giải của Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, đại biểu Quốc hội đề nghị dừng triển khai mới loại hợp đồng BT vì cho rằng thời gian qua dự án BT đã để lại nhiều hệ lụy, dư luận không tốt, có tình trạng mua công trình giá đắt và đổi lại đất đai và tài sản công với giá rẻ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị tiếp tục quy định dự án áp dụng loại hợp đồng BT trong dự thảo luật.
Trước hai luồng ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý, không quy định loại hợp đồng BT tại dự thảo luật.
Qua đó, quy định rõ tại khoản 5 và khoản 6 điều 101 (quy định chuyển tiếp) các trường hợp chuyển tiếp đối với dự án BT đã và đang triển khai thực hiện trước ngày luật này có hiệu lực thi hành.
Đồng thời bổ sung điểm điều khoản về việc dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT, bổ sung quy định: Dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020.
Kiểm toán toàn bộ trước khi chuyển giao
Một điểm đáng chú khác liên quan đến vai trò của Kiểm toán nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. Một số ý kiến cho rằng, Kiểm toán nhà nước chỉ kiểm toán tài sản công, tài chính công trong dự án PPP, không kiểm toán vốn đầu tư tư nhân trong dự án.
Một số ý kiến khác cho rằng, dự án PPP bản chất là đầu tư công nên phải kiểm toán toàn bộ, kể cả phần đầu tư từ nguồn vốn tư nhân.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ về thời điểm, giai đoạn thực hiện kiểm toán dự án PPP để phù hợp với nguyên tắc hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Kiểm toán nhà nước; không quy định cụ thể về nội dung kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động vì Luật Kiểm toán nhà nước đã quy định…
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 85 theo hướng: Kiểm toán nhà nước kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP; kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu; kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước.
Cùng với đó, luật cũng không quy định cụ thể về nội dung kiểm toán là kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động hay kiểm toán tài chính. Thời điểm kiểm toán, nghiệp vụ kiểm toán và kế hoạch kiểm toán thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Theo Luân Dũng
Tiền phong
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com