Tưởng sẽ thắng đậm như năm 2019, song đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà đầu tư “mất cả chì lẫn chài”.
- Kinh nghiệm: Chia giỏ đầu tư hợp lý vợ chồng trẻ kiếm tiền tỷ sau 3 năm
- Các chủ đầu tư bỏ qua thị trường nhà ở bình dân khiến nguồn cung thiếu hụt
- Các chủ đầu tư liên tục đẩy giá khiến người bình dân mất cơ hội mua nhà
Trong các tỉnh, thành phố phía Bắc, thị trường bất động sản Yên Bái không được giới đầu tư đánh giá cao, giao dịch trong năm tương đối trầm lắng.
Từ đầu năm 2019, nhờ ăn theo một số dự án hạ tầng, giao thông, một số khu vực vùng núi như: Lục Yên, Nghĩa Lộ có một số đợt “sóng” nhẹ, thu hút giới đầu tư địa phương rót vốn vào thị trường.
Tuy nhiên, đợt “sóng” bất động sản tại Yên Bái đi qua rất nhanh. Bước sang năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khá nhiều nhà đầu tư rót vốn vào thị trường này bị thua lỗ nặng nề, đặc biệt là những người phải sử dụng đòn bẩy tài chính.
Ăn theo một số dự án hạ tầng, thị trường BĐS Yên Bái “sốt” nhẹ trong năm 2019.
Anh H.V.T (SN 1991, quê Lục Yên), một nhà đầu tư trẻ có tham vọng làm giàu nhờ đầu tư bất động sản. Theo T., giai đoạn năm 2017 – 2018, giá đất nền tại Lục Yên (Yên Bái) chỉ bình quân 1 – 2 triệu đồng/m2. Trong đó, khu vực đắt nhất là trung tâm Thị trấn Yên Thế, đạt khoảng 7 triệu đồng/m2.
Đầu năm 2019, một dự án khu đô thị lớn tại Lục Yên chính thức khởi công, thị trường BĐS trải qua “cơn sốt” nhẹ. Nhận được tín hiệu tốt từ thị trường, anh T. quyết định đầu tư 5 tỷ đồng để gom đất nền ở khu vực rìa của thị trấn Yên Thế.
Thời điểm đó, trong tay anh T. chỉ có 2,4 tỷ đồng. Không đủ vốn, anh T. quyết định vay “nóng” để đầu tư, với lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 9%/tháng). Tổng số tiền vay là 2,6 tỷ đồng. Như vậy, mỗi ngày anh T. phải trả lãi 7,8 triệu đồng.
Trong nửa năm đầu, giá đất đã tăng 60%. Thời điểm đó, đã có người trả 8 tỷ đồng, cho toàn bộ lô đất thuộc quyền sở hữu của T. Đến cuối năm 2019, giá đất tăng lên gần 9 tỷ đồng. Dù vậy, anh T. không bán và chờ đợi giá đất lên tiếp.
Một số nhà đầu tư BĐS đã “vỡ mộng” khi sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tưởng rằng năm 2020 sẽ may mắn, song đại dịch Covid-19 đã chôn vùi giấc mộng đổi đời của nhà đầu tư này. Chỉ nửa đầu năm 2020, giá đất Lục Yên xuống giá nhanh chóng. Toàn bộ lô đất của T. cũng “bốc hơi” gần 4 tỷ đồng so với thời điểm đạt “đỉnh”.
Cuối tháng 6 – thời điểm dịch bùng phát đợt 2, T. chấp nhận bán lỗ để trả lãi, nhưng vẫn không có giao dịch bởi nhiều nhà đầu tư khác cho rằng giá đất sẽ còn xuống nữa.
Hiện tại, số tiền lãi vay nóng đã lên tới hơn 3 tỷ đồng. Bản thân T. cũng không còn khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi. Anh T. chia sẻ: “Đây là bài học đắt giá khi vay “nóng” để đầu tư BĐS. Bản thân tôi không nghĩ rằng, đầu tư BĐS có ngày lại phải nhận trái đắng đến khánh kiệt như vậy”.
Trong suốt 10 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh. Số liệu từ các công ty nghiên cứu BĐS cho thấy, trong quý I và quý II/2020, tổng khối lượng giao dịch BĐS trên cả nước chỉ bằng 20% – 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời điểm thị trường rơi vào trạng thái “ngủ đông”, nhiều nhà đầu tư sử dụng các đòn bẩy tài chính như ngồi trên đống lửa vì tiền lãi ngày càng lớn.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam – cảnh báo: “Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, thị trường trầm lắng, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính sẽ phải đối mặt với thua lỗ. Do đó, thời điểm này, nếu nhà đầu tư có đủ vốn vẫn nên rót vốn vào thị trường BĐS. Ngược lại, với nhà đầu tư yếu vốn, tuyệt đối không vay vốn, bất kể tỷ lệ vay là 10%, 20% hay 30%”.
Theo Dân Trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com