Ngay sau vụ việc cháu bé rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng xảy ra, tại nhiều hội, nhóm kín khu chung cư, cư dân đưa giải pháp và cảnh báo.
- Xử lý 5.577 hồ sơ xóa nợ tiền sử dụng đất chỉ trong vòng gần hai tháng
- Bộ Xây dựng phản ánh việc bốc thăm tại các dự án nhà ở xã hội.
- Ngôi nhà độc lạ đắp bùn của cặp kiến trúc sư Ấn Độ
Thời gian qua, đã có không ít vụ việc thương tâm khi trẻ nhỏ rơi từ ban công, cửa sổ, lô gia nhà chung cư xuống đất.
Mới đây nhất, ngày 28/2, một bé gái ở ban công căn hộ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội đã trèo qua lan can, tụt ra phía ngoài ban công và rơi xuống. May mắn, một thanh niên – tên là Nguyễn Ngọc Mạnh – đã kịp thời trèo lên mái tôn gần đó để đỡ và cứu sống bé gái. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, tại nhiều hội, nhóm kín các khu chung cư, thông tin được lan tỏa, các cư dân đưa giải pháp để cảnh báo lẫn nhau.
Thậm chí tại nhiều diễn đàn, có ý kiến còn đặt vấn đề nên hay không việc có quy định “cứng” trong việc thay đổi quy chuẩn xây dựng theo hướng bổ sung lắp lưới trên lan can, ban công…
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng cho biết đã có đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho công trình xây dựng.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sưc khỏe đã đưa ra các yêu cầu về lan , lan can phải cao tối thiểu 1m4, khe hở của lan can không đút lọt quả cầu đường kính 10cm; Không có cấu tạo để trẻ em dễ trèo qua lan can (điều này cũng có thể hiểu không được phép bố trí các thanh ngang, thanh chéo để trẻ tựa chân trèo qua lan can).
Quy chuẩn về Nhà chung cư QCVN 04:2019 cũng có quy định, tất cả các lỗ mở (kể cả cửa sổ) phải cách mặt sàn ít nhất 1.4m, các cửa mở phải là cửa chữ A có cữ hoặc cử trượt.
Ngoài hai quy chuẩn trên theo ông Ngọc Anh, còn có Tiêu chuẩn thiết kế Nhà và công trình công cộng – nguyêt tắc cơ bản thết kế TCVN4319:2012 có chi tiết liên quan đến các gờ ở sàn bancon hoặc logia không được cao quá 10cm, để tránh việc trẻ em leo trèo lên.
Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, có khả năng chịu được tác động của lực ngang và được phải tính toán theo các tiêu chuẩn liên quan; Không làm lan can có mặt trên rộng để tránh người ngồi hoặc nằm trên lan can…
“Nhìn chung các quy định hiện hành là rất chặt chẽ, đảm bảo được sự an toàn. Nếu quá trình thiết kế, xây dựng, nghiệm thu đúng thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, điều tôi muốn nhấn mạnh là ý thức của của người sử dụng, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ, không nên để ghế, bàn uống nước, máy giặt, thùng carton…hoặc buộc dây phơi ở tầm thấp trẻ em rất dễ vịn vào đó để trèo qua…”, ông Ngọc Anh nêu quan điểm.
Trước ý kiến cho rằng có nên buộc phải lắp lưới an toàn tại các công trình như chung cư, ông Ngọc Anh cho rằng: Bất kỳ vấn đề gì cũng có tính hai mặt. Nếu làm lưới mềm thì không cẩn thận, vẫn có thể xê dịch được. Còn nếu làm lưới cứng, thậm chí như cái “chuồng cọp” thì không đảm bảo an toàn PCCC.
“Khi có hỏa hoạn, các phương tiện PCCC có thể không tiếp cận được hoặc nếu tiếp cận được thì cũng rất mất thời gian. Do vậy việc có nên làm lưới an toàn hay không và làm như thế nào nên để mỗi gia đình tự cân nhắc, xem xét”, ông Ngọc Anh cho rằng việc quy định “cứng nhắc” sẽ gây ảnh hưởng đến cả những đối tượng gia đình không có trẻ con, muốn để không gian ban công thoáng mát, thẩm mỹ.
“Ở chung cư, vấn đề an toàn PCCC cũng phải đặt lên hàng đầu. Nếu bịt kín quá lúc muốn thoát nạn thì thoát kiểu gì là vấn đề lớn. Theo quan điểm của chúng tôi, quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành rất đầy đủ, đủ đảm bảo an toàn nếu các bên tham gia, đặc biệt người sử dụng có ý thức”, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường nói thêm.
Vị này cũng lưu ý, nhiều gia đình sống ở chung cư hiện nay chưa có ý thức trong việc giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi vô tình để các vật dụng dễ trèo như thang bàn thờ, xô chậu, máy giặt… cạnh lan can ban công hoặc cửa sổ… Từ những vật dụng này, trẻ em có thể trèo lên, vượt qua và rơi xuống.
Bình luận về đề xuất nên có quy định về lắp lưới an toàn ở các chung cư, một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cũng cho rằng, việc này không nên “áp đặt”. Các tiêu chuẩn về lan can đã có, các thanh chắn đảm bảo để không có người chui lọt. Ngay sau vụ em bé rơi từ tầng 12 hôm 28/2 vừa qua, nhiều người dân cũng đã vận động nhau lắp thêm lưới an toàn ở các khe hở gây nguy hiểm.
“Cái đó chẳng cần quy định thì đa số vẫn có ý thức tự lắp để bảo vệ con nhỏ. Thêm vào đó cũng nên có ý thức trong việc dẹp bỏ các đồ vật có thể khiến trẻ nhỏ bám vào đó leo xuống”, vi chuyên gia nêu quan điểm.
Còn theo KTS. Nguyễn Ngọc Tuấn, các tai nạn đáng tiếc như rơi, ngã từ trên cao xảy ra có một phần lỗi từ người sử dụng khi kê bàn, ghế, sofa, giường sát cửa sổ hoặc đặt nhiều chậu hoa, bàn ghế hoặc các vật dụng bên cạnh cửa sổ, lan can, khiến chiều cao tiêu chuẩn không còn đủ an toàn, nhất là khi cửa sổ không có chắn song hoặc lưới bảo vệ.
Nguyễn Mạnh
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com