Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Nguồn vốn khổng lồ đổ vào khu công nghiệp đầu năm 2021
- Thủ tướng đồng ý quy hoạch phát triển 3 khu công nghiệp 1.105ha tại Bắc Giang
- Nhiều đại gia bất động sản công nghiệp hụt hơi trong năm 2020
Đây là động lực thúc đẩy mảng bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) bứt phá mạnh mẽ, đi cùng với đó, bất động sản dịch vụ cho KCN cũng phát triển nóng không kém.
Tiềm năng phát triển bất động sản dịch vụ tại KCN
Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới. Hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc do chi phí tăng; xung đột thương mại với Hoa Kỳ và chiến lược của các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, đặc biệt là sau Covid-19.
Theo báo cáo của JLL Việt Nam – một công ty dịch vụ BĐS thương mại của Mỹ, dù dịch Covid-19 đang tác động lên nhiều lĩnh vực, nhưng trong quý I – 2020, BĐS KCN khu vực miền bắc vẫn có kết quả hoạt động tốt. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các KCN miền Bắc đạt tới 72%. Giá đất trung bình trong quý I – 2020 đạt 99 USD/m²/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước. Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng với nguồn cung lớn vẫn đóng vai trò là những thị trường KCN dẫn đầu miền Bắc. Nhờ vào nền tảng phát triển công nghiệp mạnh, xu hướng các KCN mới cùng các giai đoạn mở rộng cũng sẽ tập trung phát triển chủ yếu tại các tỉnh, thành phố này.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong II-A, huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), chứng minh định hướng cũng như tầm nhìn của Chính phủ đối với BĐS công nghiệp.
Song song với lợi ích kinh tế, vấn đề quan trọng là làm sao để gắn liền việc phát triển KCN với dịch vụ nhằm triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp…cũng là một trong các vấn đề mấu chốt giúp các khu công nghiệp giữ chân được người lao động và các chuyên gia nước ngoài, cũng như tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thị trường “nóng”: KCN Yên Phong, Bắc Ninh
Nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, Yên Phong không chỉ là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh mà còn là nơi tập trung rất nhiều các KCN lớn. Quy hoạch các tuyến giao thông liên vùng, xuyên vùng được chú trọng đầu tư đã góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt đô thị mới cho Yên Phong. Việc nâng cấp tuyến đường 286 từ thị trấn Chờ – Hòa Tiến, hình thành thêm các tuyến tỉnh lộ 276, tuyến 277 nối thị trấn Chờ – Từ Sơn, tuyến 285B từ Tam Giang đi Yên Trung đến thành phố Bắc Ninh, tuyến 287 Yên Trung – Đông Tiến -Trung Nghĩa – Tiên Du… đã khiến Yên Phong trở thành điểm thu hút ngày càng nhiều các Tập đoàn, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn đến đầu tư.
Những nhà máy với số vốn đầu tư hàng tỷ USD có thể kể đến như: Samsung, Panasonic, Canon, Orion, Dongsin, Mobase, Dawon Vina, Hansol, Ottogi, KCC… thu hút hàng trăm nghìn lao động trong nước và chuyên gia quốc tế lựa chọn để an cư, lập nghiệp. Lực lượng lao động khổng lồ này vẫn đang tăng trưởng đều đặn từ 20 – 25% mỗi năm.
Theo thống kê, người ngoài hiện đang làm sinh sống tại Bắc Ninh chủ yếu là chuyên gia đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, lao động Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn (trên 50%), còn lại là các lao động đến từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… 80% trong số họ có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ổn định lâu dài tại Bắc Ninh.
Một công ty môi giới tại Bắc Ninh tiến hành khảo sát thị trường và cho biết các loại hình bất động sản tại Bắc Ninh phát triển khá đồng đều và sôi động không kém Hà Nội là bao, tuy nhiên, vẫn thiếu nguồn cung bất động sản dành cho giới đầu tư, loại hình này thích hợp cho giới chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các nhà máy trong các khu công nghiệp, đơn cử là hàng ngàn chuyên gia nước ngoài làm việc tại KCN Yên Phong vẫn phải đều đặn di chuyển quãng đường vài chục km để về thành phố ở khách sạn do không tìm được nơi an cư phù hợp.
Nắm bắt xu hướng trên một số nhà đầu tư cá nhân đã ồ ạt mua đất xây chung cư mini, khách sạn nhỏ kế cận KCN Yên Phong nhằm đáp ứng nhu cầu trên, điều này phần nào giải tỏa áp lực thuê nhà tại khu vực, dù vậy loại hình này vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu sót như: không có tiện ích nội khu, dịch vụ chưa chuyên nghiệp…
Hơn lúc nào hết, KCN Yên Phong Bắc Ninh đang cần những dự án đủ gần, đủ lớn và đủ tiện ích để đáp ứng yêu cầu đời sống cao của cộng đồng người nước ngoài đang làm việc tại KCN này. Nhà đầu tư cũng nên tìm kiếm cơ hội để chớp thời cơ và đầu tư đúng chỗ.
Trường Thịnh
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com