Với số lượng du khách quốc tế và khách nội địa giảm mạnh đã khiến công suất của nhiều khách sạn Việt Nam giảm sâu so với 2 tháng đầu năm 2019.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng lớn đối với nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó, du lịch và một số ngành liên quan như: khách sạn, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Nhiều khách sạn tại Đà Nẵng chỉ đạt công suất dưới 10%
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, số lượng du khách quốc tế sẽ giảm từ 1 – 3%, thay vì tăng trưởng 3 – 4% so với dự báo trước đó.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết, trước tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm dù các biện pháp ngăn chặn dịch ngày càng “siết” mạnh tay. Thời gian tới, với việc các nước đồng loạt cắt giảm các chuyến bay quốc tế, đồng thời đóng cửa biên giới, du khách đến Việt Nam sẽ còn giảm mạnh hơn con số dự kiến ban đầu.
“Yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm khách quốc tế đến Việt Nam là phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc, chiếm 56% tổng số lượng khách quốc tế trong năm 2019. Trong khi đây là quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng từ dịch bệnh”, ông Mauro Gasparotti nói.
Một khách sạn trên phố cổ Hà Nội đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Đức Anh
Không chỉ du khách quốc tế, ngay cả khách nội địa cũng đang hạn chế đi đến những địa điểm tập trung đông người như sân bay, ga tàu, nhà hàng, và khu vui chơi giải trí.
Với số lượng du khách quốc tế và khách nội địa giảm mạnh đã khiến công suất của nhiều khách sạn Việt Nam giảm 26% so với 2 tháng đầu năm 2019.
Hai đô thị lớn nhất nước có mức sụt giảm nhẹ vẫn duy trì được mức công suất tương đối tốt, lần lượt là 48% (tại Tp. HCM) và thậm chí ở mức cao hơn 60% (tại Hà Nội).
Bước sang tháng 3, tình hình hoạt động của ngành khách sạn trở nên bi thảm hơn, khi lệnh cấm nhập cảnh có hiệu lực.
Theo Savills, trong số các điểm đến ven biển, Đà Nẵng/Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài cùng với lượng lớn nguồn cung gia nhập thị trường, dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án chủ đầu tư còn đang xem xét việc tạm ngừng hoạt động trong thời gian tới.
Với số lượng du khách quốc tế và khách nội địa giảm mạnh đã khiến công suất của nhiều khách sạn Việt Nam giảm 26% so với 2 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Đức Anh
Tình trạng này cũng đang xảy ra tương tự ở Cam Ranh nhưng nhờ vào nhóm du khách Nga và khách nội địa, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại khu vực này vẫn duy trì được hoạt động.
Phú Quốc duy trì được mức công suất khoảng 40% trong tháng 2, tuy nhiên, việc tạm ngừng nhận các chuyến bay trong thời gian tới sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến công suất phòng tại đây.
Cũng trong tháng 3, khách sạn tại các thành phố lớn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, dẫn tới việc sụt giảm công suất xuống chỉ còn một chữ số tại Tp.HCM.
Công suất phòng tại Hà Nội dự kiến sẽ cao hơn một chút nhờ vào các hợp đồng từ các doanh nghiệp FDI lớn, giúp cho một số khách sạn hưởng lợi từ nguồn khách lưu trú ổn định.
Ngoài ra, một số khu nghỉ dưỡng có nguồn khách chính là khách nội địa với vị trí gần các thành phố lớn nơi du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe hơi có thể đạt được mức công suất khả quan hơn so với mức trung bình của thị trường.
Có một điều đáng chú ý là tính đến ngày 21/3, đã có 145 dự án khách sạn & khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam tự nguyện đăng ký trở thành điểm cách ly. Điều này không chỉ giúp cho các khách sạn có thể duy trì hoạt động khi nhu cầu lưu trú đang rất thấp mà đây còn được xem là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với Chính quyền trong thời gian này.
So với Khách sạn, các dự án Căn hộ Dịch vụ đạt được mức công suất cao hơn nhờ vào nhóm khách hàng lưu trú dài hạn. Trong bối cảnh rất nhiều Khách sạn đã và đang nhận được lượng lớn các yêu cầu hủy phòng như hiện nay, kỳ vọng của chúng tôi cho những tháng tới không thật sự tích cực.
Các chuyên gia dự báo, các doanh nghiệp sẽ còn chịu tổn thất kéo dài tới hết năm 2020. Ảnh: Vũ Đức Anh
Đại dịch Covid-19 là phép lọc thị trường
Nhận định về triển vọng hồi phục của ngành BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, ông Mauro kết luận, các doanh nghiệp sẽ còn chịu tổn thất kéo dài tới hết năm 2020.
Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng du lịch là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác.
“Chính vì vậy, chúng ta cần giữ thái độ lạc quan cùng với tầm nhìn dài hạn trong thời gian tới. Ở một góc nhìn khác, đầu tư vào các dự án thương mại và du lịch, đặc biệt là khách sạn và khu nghỉ dưỡng thường mang tầm nhìn dài hạn”, ông Mauro nhận định.
Bên cạnh đó, ông Mauro cho rằng, dịch Covid-19 sẽ khiến ngành BĐS du lịch, nghỉ dưỡng biến động trong ngắn hạn, thế nhưng đây chính là thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính cho thị trường bất động sản Việt Nam.
“Ngành BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vốn là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước”, chuyên gia của Savills cho biết.
Theo Dân Trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có