Bộ KH&ĐT vừa công bố lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo bổ sung về các phương án phân vùng giai đoạn 2021 – 2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch.
- “Cơn sóng dữ mang tên Corona” ảnh hưởng lớn tới thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
- Đầu tư bất động sản trong năm 2020 nên chia nhỏ để tránh rủi ro
- Vị trí Imperia Smart City nằm tại trái tim của đại đô thị thông minh
Theo đó, Bộ này đề xuất phân 7 vùng kinh tế, trong đó có vùng Thủ đô mới.
Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Bộ KH&ĐT đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo phân vùng giai đoạn 2021 – 2030; tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo Nghiên cứu phân vùng với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, đại diện các Bộ, ngành và một số địa phương; tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản 17 Bộ ngành Trung ương và 63 tỉnh thành (tại công văn số 5002/BKHĐT-CLPT ngày 23/7/2018) và đã nhận được 16/17 ý kiến của các Bộ ngành; 53/63 ý kiến của các tỉnh thành.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ ngành, địa phương và các nhà khoa học, Bộ KH&ĐT đã có Tờ trình gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Tại Tờ trình này, Bộ KH&ĐT đã báo cáo quá trình triển khai nghiên cứu phân vùng giai đoạn 2021 – 2030; giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Báo cáo Phân vùng giai đoạn 2021 – 2030 theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học; đề xuất tiêu chí phân vùng và 4 phương án phân vùng để lập quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 18/12/2019, Bộ KH&ĐT đã bổ sung thêm hai phương án (5 và 6) phân vùng mới như sau:
Phương án 5: Phân thành 7 vùng
Theo phương án này giữ nguyên 5 vùng: Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long; tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ, như sau:
(1). Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
(2). Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
(3). Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
(4). Vùng Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
(5). Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
(6). Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
(7). Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ưu điểm của phương án này sẽ không gây xáo trộn nhiều về quy mô các vùng, bảo đảm tính kế thừa của các phương án phân vùng và liên tục đối với các hoạt động lập quy hoạch của 5/6 vùng hiện nay và đồng thời khắc phục được hạn chế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có khoảng cách quá dài.
Tuy nhiên, phương án này có hạn chế là chưa tạo ra không gian phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng (vùng Thủ đô Hà Nội).
Theo đề xuất, Vùng Thủ đô (hay vùng Đồng bằng sông Hồng mở rộng) gồm 15 tỉnh
Phương án 6: Phân thành 7 vùng trong đó có vùng Thủ đô mới
Theo phương án này giữ nguyên 3 vùng: Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long; tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; đưa 4 tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên và Hòa Bình thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc vào vùng đồng bằng sông Hồng thành vùng Thủ đô (hay vùng Đồng bằng sông Hồng mở rộng), vùng trung du và miền núi phía Bắc với các tỉnh còn lại đổi tên thành vùng miền núi phía Bắc, như sau:
(1). Vùng miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.
(2). Vùng Thủ đô (hay vùng đồng bằng sông Hồng mở rộng) gồm 15 tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
(3). Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
(4). Vùng Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
(5). Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
(6). Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
(7). Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ưu điểm của phương án này đảm bảo tính kế thừa cao; ít gây xáo trộn về vùng; mở rộng không gian phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng Thủ đô Hà Nội (mới) và tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển hơn và tính liên kết vùng được đề cao hơn. Phương án này khắc phục được hạn chế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có khoảng cách quá dài.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các phương án phân vùng, Bộ KH&ĐT đề xuất lựa chọn Phương án 6 làm phương án phân vùng cho giai đoạn 2021 – 2030 với những ưu điểm của phương án như trình bày ở trên. Với phương án này, sẽ phát huy lợi thế của các vùng, tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững các vùng và cả nước.
Theo Báo Kinh tế & Đô thị
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com