Gần đây, trên nhiều trang mạng xuất hiện thông tin rao bán nhà cũ, xập xệ (nhà “nát”) với giá rẻ không ngờ. Tuy nhiên, người dân cần cảnh giác, tránh tiền mất mà lại vướng tranh chấp pháp lý về sau.
- Tình trạng giao thông Hà Nội thay đổi quan niệm mua nhà của giới trẻ như thế nào?
- Chiêm ngưỡng nội thất dát vàng trong ngôi nhà của đại gia Hải Dương
- Thiết kế mê hoặc bởi ngôi nhà 40m2 tại Hà Nội
Đủ các loại giá
Nhu cầu về nhà ở tại TPHCM hiện nay vô cùng lớn. Sự phát triển của thị trường bất động sản đã khiến cho giá nhà nhanh chóng tăng cao. Vì thế, nhiều gia đình có thu nhập từ trung bình đến khá vẫn rất khó có thể sở hữu nhà.
Để có nhà, nhiều gia đình chọn giải pháp mua những căn nhà “nát” để có nơi an cư lạc nghiệp. Trước nhu cầu đó, các cò cũng liên tục đăng thông tin trên nhiều trang mạng rao bán nhà “nát” với đủ các loại giá rẻ bất ngờ.
Rất nhiều thông tin rao bán nhà nát giá rẻ nhưng chỉ là chiêu để dụ khách đi xem dự án
Anh Quốc Trường (ngụ quận Thủ Đức) có nhu cầu tìm mua một căn nhà cấp 4 hoặc nhà cũ, nhà xập xệ không thể sử dụng được để tự cải tạo, xây mới theo ý thích. Anh Trường cho rằng, việc mua một căn nhà mới gắn liền với đất thì giá sẽ rất cao, không phù hợp với khả năng tài chính vốn có. Việc mua nhà “nát” rồi cải tạo lại sẽ có mức giá phải chăng và tùy ý sửa theo nhu cầu sử dụng.
Hiện nay, trên một số trang mạng nhà đất có rất nhiều thông tin liên quan đến giá nhà “nát” từ trung tâm đến vùng ngoài của thành phố. Ghi nhận, tại các quận Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Phú, quận 12… đất kèm nhà “nát” chừng 55m2 được rao bán từ 1,3 – 1,4 tỉ đồng.
Tại một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), một căn nhà “nát” có diện tích chưa đầy 50m2 được rao bán với giá hơn 2 tỉ đồng, cao hơn gấp nhiều lần ở khu vực khác.
Ở khu vực trung tâm, một căn nhà “nát” đã xuống cấp nằm trên đường 3/2 (quận 10) có diện tích 44m2 được giới thiệu “không dính lộ giới, tiện xây mới, có sổ đỏ” giá 2,75 tỷ đồng, tương ứng 63 triệu đồng/m2.
Tại quận 1, trên đường Nguyễn Văn Thủ, một căn nhà “nát” trong hẻm 48m2 cũng được rao bán lên tới 8 tỷ đồng, tương ứng 164 triệu đồng/m2. Theo người bán, giá trị chủ yếu được tính ở đất vì nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.
Dùng nhà “nát” để dụ khách hàng
Với nhu cầu nhà ở hiện nay, nhiều cò đất đánh vào tâm lý của người dân mong muốn sở hữu nhà ở nên đã liên tục rao bán những căn nhà “nát” có giá vô cùng hấp dẫn. Từ đó, dẫn dụ khách hàng đi đến một khu vực khác.
Một tin rao bán căn nhà cấp 4 đã cũ trong hẻm đường Lý Chính Thắng (quận 3) có giá 1,64 tỉ đồng. Thế nhưng, khi người mua yêu cầu được đi xem nhà thì người bán viện đủ lý do và hẹn khách hàng đến một ngân hàng trên địa bàn quận 2 để xem pháp lý (căn nhà là tài sản bị phát mãi). Sau đó, khách hàng mới được đi xem nhà.
Ở một trường hợp khác, căn nhà “nát” có diện tích 78m2 nằm trên đường Bàn Cờ (quận 3) được rao bán có giá 1,4 tỉ đồng. Khi liên hệ đến người bán, khách hàng tiếp tục bị yêu cầu đến một ngân hàng ở quận 2 để xem pháp lý.
Nhà “nát” rao bán với giá rẻ, người dân hết sức cẩn thận
Qua tìm hiểu, thực tế những căn nhà được rao bán nói trên đều không có thực. Người mua khi đi xem pháp lý sẽ được các cò đất dẫn đi xem đất vùng ven ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Ông Huỳnh Văn Vương, chuyên mua bán nhà đất khẳng định, chẳng có căn nhà “nát” nào với diện tích 50m2 mà ở khu vực trung tâm lại dưới 1 tỉ cả. Hiện nay việc rao bán nhà “nát” giá rẻ thực chất là dụ khách hàng đi xem đất nền hoặc đưa người mua đến sản phẩm khác.
“Cách làm như vậy sẽ gây mất niềm tin đối với khách hàng. Chưa kể khách hàng mất thời gian và có ác cảm luôn về sau”, ông Vương nói.
Ông Nguyễn Anh Đào, Tổng giám đốc một công ty bất động sản cho biết, việc chọn mua nhà “nát” khách hàng có lợi thế là đất có sổ hồng, sổ đỏ. Việc phá bỏ nhà cũ để xin giấy phép xây dựng lại nhà mới cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc xây dựng nhà mới sẽ phù hợp hơn với sở thích, nhu cầu của người ở so với việc mua nhà sẵn có.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng với các thông tin đăng bán, đề phòng giá ảo hoặc vị trí sai lệch; thậm chí nhà đang có tranh chấp hoặc trong quy hoạch. Đồng thời, khách hàng nên tham khảo ý kiến người dân xung quanh về lịch sử ngôi nhà, tình hình an ninh khu vực để không phải “tiền mất, đất không có”.
Theo Dân Trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có