TP HCM muốn tăng chi phí quản lý Metro Số 1 và 2 lên 471 tỷ đồng thay cho định mức 117 tỷ đồng được cho là không đủ trả chi phí vận hành, lương nhân viên…
- Cơ hội gia tăng giá trị tài sản với căn hộ 2 phòng ngủ 1 wc Imperia Smart City
- TP Hồ Chí Minh: Sắp kiểm tra chất lượng, an toàn xây dựng tại hàng loạt dự án chung cư
Đề nghị này mới được UBND thành phố gửi Bộ Xây dựng xem xét, sau khi có kiến nghị từ Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR – chủ đầu tư) nhằm đảm bảo kinh phí quản lý hai dự án Metro Số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và Số 2 (Bến Thành – Tham Lương).
Công nhân thi công nhà ga ngầm Nhà hát thành phố của tuyến Metro Số 1, tháng 4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.
Trước đây, chi phí quản lý dự án hai tuyến metro thực hiện theo Quyết định 79. Chi phí quản lý tính bằng định mức tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng đưa ra nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa tính thuế) trong tổng mức đầu tư.
Theo phương pháp này, Metro Số 1 năm 2007 có chi phí xây dựng và thiết bị hơn 10.700 tỷ đồng, sau đó tăng lên 26.300 tỷ đồng nên phí quản lý 68 tỷ đồng (chiếm 0,2% chi phí xây dựng, thiết bị). Metro Số 2 chi phí xây dựng và thiết bị gần 14.000 tỷ đồng duyệt năm 2010, phí quản lý 49 tỷ đồng (chiếm 0,3%).
“Cách tính này khiến MAUR không đủ chi phí hoạt động và từ giữa năm 2013 đã sử dụng hết 117 tỷ đồng của cả hai dự án”, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban MAUR nói và cho biết từ 2013 đến 2019, ngân sách phải tạm ứng hơn 235 tỷ đồng để trả lương, thu nhập cán bộ, viên chức… nhưng vẫn gặp khó khăn.
Tháng 11 năm ngoái, MAUR dự toán chi phí quản lý cho Metro Số 1 hơn 168 tỷ đồng và Metro Số 2 gần 303 tỷ đồng, sau khi hai dự án điều chỉnh tổng vốn lần lượt hơn 43.700 tỷ đồng và gần 47.900 tỷ đồng.
Số tiền dự toán trên được lập theo thời gian hoạt động, cơ cấu nhân sự và chế độ tiền lương cho Metro Số 1 từ năm 2007 đến 2022 và Metro Số 2 từ 2010 đến 2027. Nếu so với cách tính theo tỷ lệ phần trăm, hai tuyến metro này lần lượt có chi phí quản lý vượt 2,1 và 4,1 lần.
Theo lãnh đạo MAUR, Metro Số 1 và 2 là những dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP HCM, sử dụng vốn ODA. Do nhiều nguyên nhân, cả hai dự bị kéo dài khiến lượng công việc và chi phí quản lý đều tăng. Vì vậy chi phí quản lý dự án tính theo cách lập dự toán (thay cho cách tính tỷ lệ phần trăm) như đề xuất được cho là phù hợp, giúp thu hút người giỏi trong lĩnh vực đường sắt đô thị.
Metro Số 1 dài gần 20 km từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (quận 9), quy mô 14 nhà ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao). Kế hoạch ban đầu tuyến metro hoàn thành năm 2015 nhưng lùi lại đến cuối năm 2021. Hiện toàn tuyến đạt khoảng 76%.
Metro Số 2 dài hơn 11 km với 9,2 km đi ngầm. Dự án có làm 9 ga ngầm, một ga trên cao và một depot tại Tham Lương, quận 12. Dự án đang đẩy nhanh giải phóng mặt bằng qua 6 quận, khởi công năm 2021, dự kiến hoàn thành năm 2026.
Theo VnExpress
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com