Theo các chuyên gia, tháng “cô hồn” chỉ làm giảm khối lượng giao dịch, sẽ khó có thể xuất hiện đợt “sóng” cắt lỗ nhà ở hay thanh lý với giá rẻ.
- Bỏ phố về quê – Xu hướng mới tại các nước phát triển thời Covid-19
- 3 yếu tố phong thủy mang lại giá trị vàng cho Imperia Smart City
Trước áp lực của đại dịch Covid-19 và tháng “cô hồn” (tháng 7 âm lịch), thị trường BĐS vẫn tiếp xu hướng đi xuống, các giao dịch trầm lắng.
Để “phá băng” thị trường, giới đầu nậu, cò đất đã nhanh chóng “bắt trend mùa dịch”, tích cực đăng tin quảng cáo, rao bán rầm rộ BĐS với nhiều lời mời gọi hấp dẫn như: cắt lỗ dự án vì đại dịch Covid-19, thanh lý nhà ở giá siêu rẻ, nhà ở giá rẻ chưa từng có…
Cụ thể, trên một sàn giao dịch BĐS online ở Hà Nội, một người đăng tin rao bán nhà chính chủ tại quận Cầu Giấy, với giá chỉ… 50 triệu đồng/m2, rẻ hơn giá thị trường 20 – 30%. Theo lời quảng cáo, do cần tiền bán gấp, chủ nhà chấp nhận bán với giá thanh lý để thu hồi vốn.
Khi phóng viên chủ động liên hệ, “chủ nhà” cho biết, ngôi nhà vừa có người tới mua. Tuy nhiên, người này cho hay nếu thích mua nhà trong khu vực này, vẫn còn một số ngôi nhà khác đang rao bán, giá đắt hơn từ 70 – 90 triệu đồng/m2.
Để củng cố niềm tin của người mua, người bán nhà khẳng định, khi dịch bệnh được kiểm soát, giá trị của những ngôi nhà này sẽ tăng từ 10 – 20%. Vì vậy, nếu không mua ngay bây giờ, người mua sẽ mất đi cơ hội làm giàu.
“Mỗi ngày tôi phải tiếp 5 – 6 cuộc điện thoại để hỏi mua nhà, có người hẹn chiều nay sẽ tới tận nơi để giao dịch. Nên anh không quyết định ngay bây giờ, đặt cọc trước 20 triệu đồng để giữ chỗ, thì ngày mai tôi nhường suất mua nhà cho người khác”, vị này cho biết.
Tương tự, tại một “chợ online” chuyên mua bán BĐS giá rẻ đang rao bán 90 m2 đất nền tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Hà Nội) với giá “siêu rẻ”, chỉ 1 tỷ đồng, tương đương chỉ bằng một nửa so với giá thị trường.
Các thông tin rao bán nhà giá rẻ được đăng tải trên nhiều diễn đàn mua bán bất động sản thời điểm này. Ảnh chụp màn hình.
Tuy nhiên, khi liên hệ, bên rao bán khẳng định không có giá bán trên, hiện nay giá trị lô đất nền đó đã tăng lên 1,8 tỷ đồng. Khi có thắc mắc, bên rao bán cho biết, giá trị BĐS lên xuống theo ngày, mỗi ngày một giá: “Có thể hôm nay là 1,8 tỷ đồng, nhưng ngày mai có thể tăng lên 2 tỷ đồng”, vị này nói.
Trao đổi với PV báo Dân trí, ông Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên gia BĐS tiết lộ, những lời quảng cáo bán nhà giá thấp chỉ mang tính chất “câu khách”, người đăng tin quảng cáo đều là nhân viên môi giới BĐS chuyên nghiệp, không phải “chủ nhà” như nhiều người lầm tưởng. Ngay cả hình ảnh, địa chỉ và thông tin ngôi nhà đều mang tính chất minh họa để thu hút người mua.
“Khi có khách hàng gọi điện đến tìm hiểu, nhân viên môi giới BĐS sẽ thông báo nhà đã bán, để giới thiệu khách hàng sang ngôi nhà khác mà họ có.
Từ đó, họ sẽ thuyết phục bằng mọi cách, như cam kết giá nhà sẽ tăng sau vài tháng sử dụng, nếu không thích ở, có thể bán lại cho công ty, với giá cao hơn 5 – 10% so với giá ban đầu”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi bán nhà cho khách, nhân viên môi giới sẽ tìm đủ mọi lý do chối bỏ trách nhiệm khi ngôi nhà phát sinh sự cố. Ví dụ như, chuyển chỗ làm sang công ty khác, hoặc không còn đi môi giới BĐS,…
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về bản chất, dịch Covid-19, hoặc tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) chỉ làm giảm khối lượng giao dịch và không ảnh hưởng nhiều tới giá trị BĐS.
Vì vậy, thị trường sẽ khó tạo ra các đợt “sóng” cắt lỗ nhà ở hay thanh lý nhà ở với giá siêu rẻ, giống như những lời quảng cáo kể trên.
Tuy nhiên, cũng có một số căn nhà thanh lý với giá rẻ thật sự, song sẽ gặp phải một số rủi ro như nhà đang tranh chấp, nhà lấn chiếm, nhà không có sổ đỏ hoặc nhà trong diện quy hoạch,…
Theo các chuyên gia bất động sản, người mua cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi xuống tiền mua. Ảnh: Vũ Đức Anh
Trên cơ sở đó, ông Đính khuyến cáo, người mua nên cảnh giác với những lời quảng cáo như “cắt lỗ vì dịch bệnh”, “bán nhà giá rẻ chưa từng có”,…
Trước khi giao dịch BĐS, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý của dự án thông qua chính quyền địa phương (UBND xã, phường) hoặc qua các văn phòng Luật uy tín. Ngoài ra, nên chọn các dự án nhà ở của chủ đầu tư uy tin, pháp lý rõ ràng để tránh mất tiền vào những “bẫy mua bán ảo”.
Theo Dân trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com