Cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2… sẽ được Hà Nội gấp rút triển khai trong năm nay. Khi các cây cầu này hoàn thành, cùng loạt công trình hạ tầng được kỳ vọng sẽ tạo ra sức hấp dẫn cho bờ Đông.
- Toàn cảnh nơi dự kiến xây dựng cầu Trần Hưng Đạo nối quận Long Biên – Hoàn Kiếm
- Bình Định mời gọi nhà đầu tư cho siêu khu đô thị 1.400ha
- Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn 6 lô đất tại Thủ Thiêm
Khu vực phía Đông sông Hồng đang được đánh thức
Bờ Đông sông Hồng sở hữu lợi thế khi chỉ cách Quận Hoàn Kiếm 1 cây cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu Đông vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Vì vậy, ngày 7/7 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị thực hiện quy hoạch 2 bờ sông Hồng, với kỳ vọng sẽ thúc đẩy bờ Đông sông Hồng trở thành “Thành phố trung tâm phía Đông”.
Hà Nội sẽ triển khai hàng loạt các cây cầu nghìn tỷ, cùng các công trình trọng điểm có tổng mức đầu tư tới hàng tỷ USD như: cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Mễ Sở, cầu Ngọc Hồi, nút giao Cổ Linh, tuyến Metro số 8…
Gần đây nhất, đầu tháng 7/2020, Hà Nội đã công bố những hình ảnh thiết kế đầu tiên về cầu Trần Hưng Đạo kết nối giữa quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cây cầu này có tổng chiều dài khoảng 5,5km với tổng mức đầu tư 9.000 tỷ đồng, rộng 31m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h.
Dự án có tổng cộng 5 nút giao, gồm: Nút giao đầu tuyến tại ngã 5 đường Trần Thánh Tông/Lê Thánh Tông, nút giao với đê Hữu Hồng (đường Nguyễn Khoái/Trần Khánh Dư), nút giao với trục đường quy hoạch phía Long Biên, nút giao với đê Tả Hồng (đê Long Biên – Xuân Quan/đường Cổ Linh), nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5). Cây cầu này khi hoàn thành sẽ giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương, rút ngắn thời gian di chuyển từ các Long Biên, Văng Giang về Hoàn Kiếm.
Cuối tháng 6/2020, UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới đây với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ. Cầu có điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Cổ Linh và Thạch Bàn.
Trước đó, vào cuối tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng. Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 13,8km, chiều rộng là 17m với tổng mức đầu tư khoảng 4.881 tỷ đồng. Điểm đầu dự án là nút giao quốc lộ 1 với đường vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội). Điểm cuối là nút giao đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường vành đai 4, thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Ngoài những cây cầu trọng yếu, hàng loạt các công trình như: Nút giao Cổ Linh sẽ được đưa vào sử dụng đầu năm 2021. Tuyến ga Metro số 8 cũng được triển khai chạy qua khu Đông.
Hàng loạt dự án lớn được triển khai
Loạt dự án lớn triển khai tại khu Đông.
Các công trình hạ tầng tỷ USD được khởi công sẽ tạo thành một đòn bẩy khổng lồ cho bờ Đông sông Hồng.
Điểm hấp dẫn trên thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại là Thành Phố Xanh Ecopark – Khu đô thị từng dành được giải Oscar của ngành bất động sản thế giới với giải thưởng: Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới. Ecopark có quy mô trên 500 ha, với tổng mức đầu tư 10 tỷ USD, sở hữu: hơn 100 ha cây xanh mặt nước, hồ cảnh quan 54 ha, hơn 1 triệu cây xanh. Khu đô thị này sở hữu quy mô lớn và vị trí đắt giá, được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị trung tâm của thành phố phía Đông.
Trong năm 2020, Ecopark gây chú ý trên thị trường khi tung ra gần 10 dự án căn hộ 5 sao, khu nghỉ dưỡng, tổ hợp shophouse, nhà phố, trung tâm thương mại.
Phân khu nghỉ dưỡng Sky Oasis
Gần đây nhất, đại đô thị này tạo sức hấp dẫn trên thị trường khi giới thiệu phân khu nghỉ dưỡng Sky Oasis. Phân khu này nằm bên bờ hồ vịnh đảo 54 ha, sở hữu gần 100 tiện ích nghỉ dưỡng và giải trí như: Công viên ánh sáng 2.5 km; Khu phố shopping – ẩm thực – giải trí 2.5 km; Chuỗi 3 trung tâm thương mại liên hoàn trước toà tháp; 3 khu vườn thượng uyển trên cao dài hơn 300m; Vườn chân mây 2000m2 trên độ cao gần 200m…
Ngoài Ecopark, hàng loại đại đô thị, trung tâm giải trí sẽ được hình thành giữa khu Đông như: DreamLand, Khu đô thị Đại An gần 300ha có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Hưng Yên; Vinhomes Ocean Park có quy mô hơn 400 ha…
Song song với hàng loạt các đại đô thị là hàng trăm tiện ích được triển khai tại khu đông sông Hồng như: Đại học Anh Quốc, Đại Học Y khoa Tokyo, Bệnh viện y khoa Tokyo, trường quốc tế top 5 của Hoa Kỳ Chadwick, trường Edison, Đoàn Thị Điểm (Ecopark); Đại học VinUni, Vincom, Vinmec (Vinhomes Ocean Park); Dreamland; Đại Học Bách Khoa (Hưng Yên)…
Ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch Vietstarland nhận định: Câu chuyện phát triển bờ Đông sông Hồng cũng tương tự như câu chuyện phát triển bờ Đông của sông Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh). Nếu như khu Đông của Sài Gòn chỉ cách trung tâm TP.HCM một con sông, thì bờ Đông của Hà Nội cũng chỉ cách Quận Hoàn Kiếm đúng một cây cầu. Cùng một câu chuyện, nên khu Đông Hà Nội hiện nay là hình ảnh của khu Đông Sài Gòn 5-7 năm trước. Chỉ khi hầm Thủ Thiêm được hình thành, bờ Đông Sài Gòn mới bùng nổ như hiện tại, bắt đầu tăng tốc để trở thành trung tâm thứ 2 của Sài Gòn với hàng loạt siêu đô thị được triển khai, giá đất bùng nổ cán mức 200 – 300 triệu/m2. Khu Đông Hà Nội cũng vậy, hạ tầng được triển khai sẽ kéo hàng loạt dự án lớn về, khu Đông sẽ trở thành một trung tâm thứ 2 của Hà Nội.
Theo Nhịp sống kinh tế
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com