Sau dịch Covid-19, cùng với sự bùng nổ của thị trường BĐS Việt Nam, việc phát triển khu dịch vụ trong hoặc kế cận khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo môi trường sống và làm việc tốt cho chuyên gia và người lao động được coi là yếu tố quan trọng để phát triển KCN bền vững.
- Bất động sản Sài Gòn “nóng” lên nhờ công nghiệp phát triển
- UBND TP Hà Nội phân loại quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp
- Bất động sản công nghiệp đang trên đà “dậy sóng” và phát triển mạnh trở lại
Báo cáo mới nhất về thị trường BĐS công nghiệp của CBRE khẳng định, thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới khi hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc do chi phí tăng; xung đột thương mại với Hoa Kỳ; và chiến lược của các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, đặc biệt là sau COVID-19.
Nhiều ông lớn đang bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư BĐS công nghiệp. Mới đây nhất, Tập đoàn Vingroup đã công bố chiến lược đầu tư bất động sản công nghiệp. Theo đó, Vingroup Ventures được đổi tên thành Công ty Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes với mục tiêu hoạt động kinh doanh mới – bất động sản công nghiệp. Cùng với Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát cũng cho biết muốn tăng quy mô KCN ở Hưng Yên lên 500ha…Hay mới đây, Tập đoàn Cengroup cũng vừa công bố sẽ tham gia mảng dịch vụ khu công nghiệp, kho vận.
Trong khi nhiều đại gia lựa chọn đầu tổng thể vào khu công nghiệp thì một số doanh nghiệp BĐS khác lại tìm hướng đi đầu tư khu dịch vụ, tiện ích trong khu công nghiệp. Có thể kể đến như Tập đoàn Apec Group đang phát triển chuỗi tiện ích dịch vụ trong KCN Điềm Thụy (Thái Nguyên). Trong đó có thể kể đến như chuỗi shop thương mại Apec Điềm Thụy Center Point có diện tích 28,915m2 với 231 căn được xây dựng từ 2-3 tầng mục đích cho kinh doanh hàng tạp hóa, siêu thị mini, trường mầm non tư thục…khu dịch vụ này còn đầu tư xây dựng công viên thể thao ngoài trời với đường dạo, cây xanh cảnh quan; cây xăng; bãi để xe; nhà dịch vụ với các tiện ích công cộng…
Lý giải nguyên nhân đẩy mạnh đầu tư dịch vụ, tiện ích trong các khu công nghiệp, đại diện Apec Group cho biết: “Trong tương lai, nhu cầu nhà ở, khu vui chơi giải trí cho chuyên gia và người lao động tại các cụm KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ là rất lớn. Đây chính là cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư BĐS cung ứng các dịch vụ lưu trú và giải trí, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và tạo ra dòng lợi nhuận kép đầu tư. Vì vậy, tại Apec Điềm Thụy Center Point, Apec đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch kiến trúc hiện đại, cảnh quan đẹp, hệ sinh thái thân thiện với môi trường. Đây là một định hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở và môi trường sống tiện ích cho chuyên gia và công nhân tại đây”.
Phát triển BĐS công nghiệp bền vững đi đôi với dịch vụ, tiện ích.
Theo đánh giá của các chuyên gia, phân khúc bất động sản đang đứng trước cơ hội bùng nổ, nhiều ông lớn chuyển hướng ồ ạt đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có tầm nhìn và chiến lược phát triển khu công nghiệp phải đi đôi với tiện ích và dịch vụ bởi hiện nay không phải KCN nào cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà sản xuất, do lựa chọn hàng đầu để xây dựng nhà xưởng sản xuất của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài chính là các KCN có vị trí thuận lợi, đã được đầu tư đồng bộ về mặt hạ tầng, điện nước…
“Ngoài những ưu đãi chung của Nhà nước cho từng KCN, nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm tới mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư phụ trợ có sẵn sàng cho hoạt động của nhà máy tại KCN hay không. Đồng thời, họ cũng quan tâm tới cả thủ tục cấp phép đầu tư tại KCN có thông thoáng không, thời gian cấp phép có đáp ứng được đủ tiến độ triển khai dự án hay không. Nếu chủ đầu tư dự án KCN không có quy hoạch tốt, không có kết nối đồng bộ, không thực hiện đủ các thủ tục về pháp lý thì việc hưởng lợi từ những ưu đãi khác sẽ không có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư nước ngoài”, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang – chuyên gia đơn vị nghiên cứu thị trường Jones Lang Lasalle Việt Nam cho biết.
Do đó, vấn đề thiết yếu được quan tâm là việc phát triển bền vững KCN phải đi đôi với phát triển khu dân cư và các tiện ích xã hội đi kèm. Sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế (KKT), việc quy hoạch KCN – đô thị – dịch vụ là mô hình mới đang được nhà đầu tư quan tâm. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển thành công mô hình này như Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan… Còn tại Việt Nam, một số chủ đầu tư KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo tổng thể KCN – đô thị – dịch vụ, như KCN – đô thị – dịch vụ VSIP (Bình Dương), Yên Phong (Bắc Ninh)…
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có