TP HCM: Sở Xây dựng cho rằng nên dừng việc giao chủ đầu tư thu 2% phí bảo trì phần sở hữu chung trong các dự án căn hộ.
- 8 loại hoa trồng ban công phù hợp nhất với căn hộ chung cư
- BRG ra mắt tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp BRG Legend tại trung tâm Hải Phòng
- Cơ hội “vàng” mua chung cư tại Quy Nhơn với giá trị thực ở hậu Covid-19
Theo báo cáo tình hình quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư vừa trình UBND TP HCM và Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành phố kiến nghị bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì nhà chung cư. Đồng thời, Sở này đề xuất giải pháp tháo gỡ tranh chấp quỹ bảo trì bằng hình thức khởi kiện ra tòa án. Thay vì giao chủ đầu tư thu, quỹ bảo trì sẽ do ban quản trị chung cư thu. Mức thu sẽ được cân nhắc theo tỉ lệ phần trăm do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Theo Luật Nhà ở sửa đổi và Thông tư về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành, chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng khoản tiền phí bảo trì (bảo dưỡng tòa nhà sau khi hết thời gian bảo hành) trị giá 2% giá trị căn hộ. Khoản phí này được thu trước khi khách hàng nhận nhà.
Chủ đầu tư quản lý quỹ bảo trì cho đến khi đã bầu ra ban quản trị, doanh nghiệp phải bàn giao quỹ cho đại diện của cư dân quản lý. Tuy nhiên, với thực trạng phát sinh hàng loạt tranh chấp về việc bàn giao quỹ bảo trì, các kiến nghị dừng thu hoặc trả lại nguồn tiền này ngày càng phổ biến.
Bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Sở Xây dựng TP HCM thống kê, trong giai đoạn 2018-2019 các quận huyện toàn thành phố có tổng cộng 194 chung cư đã và đang thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì. Trong danh sách 12 xung đột lợi ích phổ biến khi vận hành nhà chung cư, tranh chấp về việc bàn giao quỹ bảo trì xếp thứ 2 và thường xuyên rơi vào bế tắc.
Trước đó, hồi tháng 3/2019, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) từng có văn bản gửi các cơ quan, ban, ngành liên quan về kiến nghị đổi mới phương thức thu phí bảo trì 2% giá trị hợp đồng nhà tại thời điểm bàn giao nhà.
HoREA khuyến nghị cơ quan quản lý Nhà nước xem xét bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà vì không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà.
Thay vào đó, người mua nhà sẽ đóng kinh phí bảo trì 2% này trong thời hạn năm năm và chia đều trong thời hạn 60 tháng (năm năm cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư).
Việc làm này nhằm giảm gánh nặng của người mua nhà, chấm dứt tranh chấp sử dụng quỹ bảo trì chung cư; chặn đường bòn rút của một số phần tử xấu trong xã hội tìm cách chui vào ban quản trị chung cư để trục lợi. Hiệp hội đề nghị để ban quản trị chung cư chịu trách nhiệm thu phí bảo trì chung cư và xây dựng cơ chế để ban quản trị thực hiện nhiệm vụ này.
Năm 2016, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, từng tiên phong đề xuất trả lại quỹ bảo trì (đã thu) cho cư dân. Lý do ông Đực đưa ra là “không ít chung cư đã đổ máu, ầm ĩ chỉ vì quỹ bảo trì, cho thấy tiêu cực nhiều hơn tích cực và vì khoản tiền này rất lớn nên cần xem xét lại cách thu”.
Để tránh lãng phí cũng như bùng nổ những tranh chấp không cần thiết, ông Đực đề xuất không nên thu phí bảo trì trước khi tòa nhà xuống cấp, có thể tính từ năm thứ 3 hoặc thứ 5 trở đi. Nếu có thu nên chia thành nhiều đợt chứ không thu một lần. Bởi lẽ, khoản tiền này trị giá 2% giá trị mỗi căn hộ, tương đương 2% giá trị dự án, có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Nếu gửi tiết kiệm có thể mang về một khoản lãi đáng kể, dễ gây ra những tiêu cực ngoài ý muốn.
VnExpress
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com