Đến nay, dù đã có từ lâu nhưng ý tưởng quy hoạch phát triển khu Đông TP.HCM trở thành một thành phố hiện đại từ năm 2013 với các chức năng mới như đô thị sáng tạo vẫn chưa được thông qua.
Để chuẩn bị cho việc hình thành Thành phố phía Đông TP.HCM, vừa qua, Ban chỉ đạo xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao đã được thành lập với nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức thực hiện 8 nhóm hoạt động xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP.HCM.
Được trình lần đầu trong Đề án chính quyền đô thị năm 2013 – thành lập 4 thành phố vệ tinh ở 4 hướng song ý tưởng thành lập Thành phố phía Đông đã không được trung ương chấp thuận.
Hiện thành phố đang khẩn trương hoàn thiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị lần thứ hai, trong đó có việc tổ chức lại các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 thuộc Khu đô thị sáng tạo phía Đông theo hướng thành lập “thành phố thuộc TP.HCM” để trình TW trong quý 3 sắp tới.
Diện tích của Thành phố phía Đông TP.HCM dự kiến là hơn 22.000ha
Thành phố phía Đông theo định hướng của TP.HCM sẽ dựa trên các trụ cột có sẵn là Khu Công nghệ cao (quận 9), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức). Ngoài ra, khu Đông còn có các khu chế xuất, khu công nghiệp gồm Bình Chiểu, Cát Lái, Linh Trung 1 và Linh Trung 2. Theo dự kiến, diện tích của Thành phố phía Đông sẽ là hơn 22.000ha với quy mô dân số hơn 1,1 triệu người.
Về ý tưởng này, theo đánh giá của Bộ Xây dựng là “chưa có cơ sở pháp lý” do các vấn đề về việc thành lập thành phố trực thuộc thành phố chưa có trong Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Thêm vào đó, định hướng của TP.HCM cũng chưa nêu rõ khu vực dự kiến hình thành đô thị đã có quy hoạch chung đô thị, chương trình phát triển đô thị được nghiên cứu, trình phê duyệt hay chưa. Mặt khác, quy hoạch chung TP.HCM được Thủ tướng duyệt tại Quyết định 24 cũng chưa có nội dung định hướng này.
Do đó, ý tưởng hình thành “thành phố trong thành phố” của TP.HCM thêm một lần không được thông qua.
Theo KTS-TS Võ Kim Cương, Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, dù có tiềm năng và điều kiện cần để lập thành phố nhưng khu vực phía Đông TP.HCM phải có chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển cho cả khu vực này, giải quyết được bài toán về giao thông, quy hoạch rồi mới thành lập bộ máy để lo các vấn đề quy hoạch cũng như các nguồn tài chính, tổ chức đầu tư, thực hiện…
KTS Ngô Viết Nam Sơn, Chuyên gia lĩnh vực quy hoạch đô thị cho rằng: “Để thực hiện thành công mô hình này cần rõ ràng về mặt cơ chế. Tức là những thành phố trong thành phố sẽ có bộ máy, hướng phát triển, nền tảng pháp lý phù hợp nhưng vẫn theo định hướng, chiến lược chung của siêu đô thị; giữa thành phố lớn và thành phố nhỏ có sự phối hợp nhịp nhàng”.
Theo Thanh Niên Việt
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có