Dù còn rất lâu nữa cầu sắt tạm An Phú Đông (kết nối quận 12 và Gò Vấp, TPHCM) mới hoàn thành nhưng giá đất dọc theo bến phà An Phú Đông đã tăng nhanh chóng, ngang với một số quận ở trung tâm.
- Lối đi nào cho doanh nghiệp bất động sản “gồng mình” qua đại dịch?
- Hai vợ chồng trẻ “lao đao” vì khoản vay mua nhà trả góp vì thu nhập giảm mạnh do dịch bệnh
- Nội thành ngột ngạt, người dân lựa chọn Imperia Smart City hưởng thụ cuộc sống xanh
Bến phà An Phú Đông là điểm kết nối giao thông giữa quận 12 và quận Gò Vấp, TPHCM. Hằng ngày, bến phà này là nơi trung chuyển hàng nghìn lượt xe qua lại, giúp giảm thời gian đi lại rất lớn cho người dân.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, bến phà An Phú Đông cho thấy sự quá tải khi mật độ dân số tăng, nhu cầu di chuyển của người dân ngày càng lớn dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, ứ đọng khách.
Trước tình hình đó, TPHCM đã chọn giải pháp sẽ tiến hành xây dựng cầu sắt tạm để nối hai bên bờ với kỳ vọng sẽ giúp giảm tải ùn tắc giao thông, việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng hơn.
Phối cảnh cầu sắt An Phú Đông
Ngày 5/2, Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TPHCM đã chính thức khởi công xây dựng cầu sắt An Phú Đông với tổng mức đầu tư là 79,5 tỉ đồng. Cầu sắt An Phú Đông có kết cấu bằng thép, dài 238m, rộng 12,5m cho hai làn ô tô và hai lề cho người đi bộ và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Dù cầu sắt vẫn chưa hoàn thành, tuy nhiên giá đất tại khu vực quận 12 đã leo thang nhanh chóng.
Qua tiếp cận một cò đất, được biết giá đất đã tăng so với hồi đầu năm ngoái là khoảng 15-20%. Tại khu vực đường Vườn Lài (quận 12), mức giá được ghi nhận giao động khoảng từ 80 – 100 triệu đồng/m2 tùy theo vị trí và diện tích…
“Mức giá ở đường Vườn Lài, có nhiều chỗ đã hơn 100 triệu đồng/m2. Mức giá này vẫn đang rẻ hơn khu vực đường Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn Trị (quận Gò Vấp). Khi cầu sắt xây dựng xong, lúc đó chắc chắn sẽ còn lên nữa…”, một cò đất tên Quang Hào cho biết.
Cò đất Hào còn cho biết thêm, giá đất tuy đang tăng nhanh, thế nhưng người dân địa phương lại không có nhu cầu bán nhiều. Thậm chí, không ít người dân còn rủ nhau ngưng bán để tiếp tục chờ giá đất lên cao nữa. Đặc biệt, khi cầu sắt được xây dựng xong giá sẽ khác.
Chị Hường, chủ một quán cà phê nơi cò đất thường ghé đến cho biết, cuối tuần các “cò” sẽ dẫn rất nhiều người đi xem. Người mua chủ yếu tìm đất vườn của những hộ gia đình có diện tích lớn, pháp lý rõ ràng. Dù giá cao, nhưng khách hàng vẫn liên tục xuống tiền. Bên cạnh đó, các căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm sâu cũng được người mua tìm kiếm.
“Vừa rồi, có một người chị vì kẹt tiền nên đã bán một miếng đất có chiều ngang 11m và dài 28m với giá 80 triệu đồng/m2. Khi có thông tin cầu sắt được khởi công, giá lại nhảy lên thêm 15-20 triệu đồng/m2. Nhiều chỗ mặt tiền đường Vườn Lài đã lên 110 triệu đồng/m2”, chị Hường chia sẻ.
Đất dọc theo đường Vườn Lài trở thành điểm sốt đất trong thời gian qua.
Chuyên gia đánh giá dự án bất động sản Bùi Như Thảo cho rằng, việc giá đất tăng nhanh theo hạ tầng là điều hết sức bình thường. Đặc biệt, khi cầu sắt được hoàn thành thì việc di chuyển của người dân quận 12 vào các khu vực trung tâm sẽ nhanh hơn và giúp người dân dễ dàng tiếp cận các hoạt động vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, hiện nay giá đất chủ yếu tăng ở khu vực đường Vườn Lài. Vì vậy, người mua cần hết sức cảnh giác khi tại khu vực này có rất nhiều đất nông nghiệp rất dễ xảy ra tranh chấp, hạ tầng giao thông còn kém.
“Thực tế hiện nay, nhiều khu đất nông nghiệp được cò giới thiệu có thể chuyển đổi lên đất thổ cư, có thể phân lô, tách thửa nhưng thực tế là rất khó”, bà Thảo nói.
Theo Dân Trí
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có