Bộ Xây dựng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (dưới 70m2, không quá 20 triệu đồng/m2).
- Chuyên gia cho rằng không thể “ép” doanh nghiệp đầu tư nhà giá rẻ
- Bộ Xây dựng đang đề xuất chính sách cho nhà giá rẻ bổ xung nguồn cung cho thị trường
- Chuyên gia nhận định, đây là cơ hội vàng để khách hàng có thể mua được nhà giá rẻ
Nhà ở xã hội chỉ đạt 42% chỉ tiêu
Đánh giá về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua, theo Bộ Xây dựng, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS quan tâm đầu tư các dự án nhà ở thương mại phục vụ cho các đối tượng có thu nhập khá và cao. Điều này dẫn đến nguồn cung nhà ở thương mại cao cấp đang dư thừa; trong khi lại thiếu nhà ở xã hội (mới đạt khoảng 42% so với chỉ tiêu đã đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia) và nhà ở thương mại giá thấp (có giá dưới 25 triệu đồng/m2) dành cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25- 30 triệu đồng/m 2 ) hầu như vắng bóng trên thị trường trong 2 năm qua
Bộ này cũng cho biết, theo tính toán, nhu cầu nhà ở của người dân đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) hiện chỉ chiếm từ 20% – 30% tùy từng địa phương, đô thị cụ thể, nhưng nhu cầu về phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) lại chiếm đến 70% – 80% thị trường nhà ở.
Ghi nhận từ thực tế giá nhà ở đô thị hiện đang cao gấp nhiều lần so với thu nhập của người dân trong khi đó căn hộ từ 1-2 tỷ dần “biến mất” trên thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, hiện căn hộ trung cấp 2 phòng có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Trong khi đó, căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25- 30 triệu đồng/m 2 ) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong 2 năm qua.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong báo cáo Quốc hội việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng cũng thừa nhận rằng giá cả hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của BĐS, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Theo cách đánh giá chung hiện nay giá nhà ở là hợp lý nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Đề xuất loạt chính sách cho nhà giá rẻ 20 triệu đồng/m2
Để giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa của thị trường BĐS, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngày 29/5/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2).
Đề xuất loạt chính sách để tạo động lực, khuyến khích của doanh nghiệp kinh doanh BĐS đầu tư, phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp
Theo Bộ Xây dựng, đây là chính sách mới liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật hiện hành (như: pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở…). Nhìn nhận từ thực tế hiện nay, Bộ cho biết đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Cũng theo Bộ Xây dựng, Bộ đã lấy ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi.
Về quy hoạch, bố trí quỹ đất, cho phép các dự án phát triển nhà ở chưa sử dụng hết quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội được dành quỹ đất này để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp; được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Còn về thủ tục đầu tư xây dựng được miễn thủ tục thẩm định bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; trường hợp dự án đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn cấp giấy phép xây dựng; được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở thương mại giá thấp,…;
Ngoài ra về cơ chế huy động vốn chủ đầu tư được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai thực hiện dự án nhà ở thương mại giá thấp và được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam…
Hiện Nghị quyết này đang chờ được Chính phủ thông qua. Bộ Xây dựng đánh giá khi Nghị quyết được ban hành trong thời gian tới sẽ là giải pháp hữu hiệu để tạo động lực, khuyến khích của doanh nghiệp kinh doanh BĐS đầu tư, phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Từ đó từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận người dân ở có thu nhập thấp và trung bình có điều kiện cải thiện chỗ ở, “an cư lạc nghiệp”. Đồng thời góp phần cân đối cơ cấu hàng hóa thị trường BĐS.
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com