Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam cho rằng, thời điểm khó khăn này lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS.
- CEO Group và sứ mệnh đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của những vùng đất hoang sơ tại Việt Nam
- Vì sao đất nền ven biển tại trung tâm thành phố du lịch chưa bao giờ hết “sốt”?
- Bất động sản đô thị công nghiệp Từ Sơn – Bắc Ninh – Tâm sáng giữa đại dịch
Cụ thể, việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân chủ doanh nghiệp sản tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc bất động sản có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nghỉ dưỡng, và tiến hành hoàn thành các công tác thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kỳ phát triển BĐS tiếp theo trong vòng 1,2 năm tới.
Theo ông Duy, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển BĐS đều sẽ giữ tâm lý thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường, còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ khá e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn.
Cũng có không ít bộ phận các đơn vị chủ đầu tư phải bán tháo bớt tài sản và các danh mục đầu tư của mình do thua lỗ trong kinh doanh.
Vị chuyên gia này cho rằng, thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước.
Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án BĐS tại Tp.HCM nói riêng, và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND Thành phố, đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè, sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.
Nhận định về các chính sách thủ tục pháp lý, ông Duy cũng cho rằng đây là việc cần làm của Chính phủ, trong việc kiểm soát hoạt động của các chủ đầu tư BĐS.
“Có thể coi những yêu cầu về thủ tục giấy phép do Nhà nước ban hành là một tấm màng lọc lớn, nhằm giữ lại cho người dân được lựa chọn và sử dụng những sản phẩm sạch và chất lượng, đồng thời giúp thị trường loại bỏ ngay các công ty môi giới BĐS không uy tín hoặc có năng lực tài chính yếu kém. Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước cần xem xét và mở rộng hơn về chính sách và quy trình thủ tục mua bán bất động sản đối với khách hàng người nước ngoài”, ông Duy nhấn mạnh.
Có thể kể đến như tăng tỉ lệ quota số lượng căn hộ bán cho người nước ngoài, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính- cho phép kí hợp đồng mua bán điện tử, đơn giản hóa việc thanh toán tiền mua BĐS, cho phép đóng các loại thuế phí trực tuyến, minh bạch và ra các hướng dẫn và đẩy nhanh tiến độ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất- sổ đỏ, sổ hồng.
Theo ông Duy, việc đơn giản hóa những thủ tục này sẽ sớm được thực thi, tạo điều kiện phát triển tốt hơn cho không chỉ lĩnh vực BĐS nhà ở thương mại, mà còn cho cả nền kinh tế nói chung.
Cũng theo báo cáo từ Savills, không thể phủ nhận rằng phân khúc nhà ở thương mại tại Tp.HCM đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát trên phạm vi toàn thế giới, kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu của người dân, nhiều rào cản về pháp lý & giấy phép vẫn tồn đọng…
Cụ thể, trên cả hai phân khúc là căn hộ và biệt thự nhà phố đều chứng kiến sự sụt giảm về nguồn cung đáng kể. Nguồn cung căn hộ trên thị trường sơ cấp nửa đầu năm giảm 52% theo năm, với hơn 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phân khúc biệt thự nhà phố, với lượng sản phẩm biệt thự/nhà phố, đất nền sơ cấp đã giảm 43% theo năm xuống còn 3.250 căn/nền. Trong đó, đất nền giảm mạnh hơn (giảm 53% theo năm) so với biệt thự/nhà phố (23%). Tổng nguồn cung mới trong nửa đầu năm là hơn 1.900 căn/nền, giảm 58% theo năm.
Nguồn cung thấp kỷ lục dẫn đến lượng giao dịch cũng giảm theo, lượng giao dịch căn hộ nửa đầu năm chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% theo năm, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Lượng giao dịch biệt thự/nhà phố giảm 34% theo năm; trong đó nhà phố/shophouse được hấp thụ tốt nhất. Đối với đất nền, sự sụt giảm các nhà đầu cơ do Covid-19 đã khiến doanh số giảm 67% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ Q2 đạt mức trung bình: 50% đối với biệt thự/nhà phố và 43% cho đất nền.
Mặc dù vậy, trong thách thức, luôn có cơ hội. Theo ông Duy, đây có thể được coi là thời điểm vàng để đầu tư với một số nhà đầu tư có năng lực trên thị trường.
Theo Trí thức trẻ
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com