Trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ với khách hàng. Thực tế, nhiều dự án không có ngân hàng bảo lãnh, đang xây thì ngưng, người mua mòn mỏi chờ nhà.
- Thượng Hải công bố chính sách hà khắc nhất ngăn chặn đầu cơ nhà đất
- Đất Xanh âm 432 tỷ đồng sau thuế trong năm 2020
- Grandeur Palace Giảng Võ hút khách hàng với những điểm nhấn khác biệt
Chủ đầu tư “quên” nghĩa vụ phải có ngân hàng bảo lãnh
Bảo lãnh giao dịch nhà ở trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là việc bên thứ ba cam kết với người mua nhà sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với người mua nhà nếu đến thời hạn mà chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng mua bán đã ký giữa các bên.
Quy định là vậy nhưng thực tế nhiều dự án khi chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với khách hàng đã bỏ qua bước thủ tục quan trọng này. Điều này dẫn đến các dự án xây dựng dang dở rồi ngưng hoặc chậm bàn giao nhà khiến khách hàng lao đao.
Khách mua dự án The Park Vista mòn mỏi chờ chủ đầu tư khởi công lại.
Đơn cử như dự án The Park Vista (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) do Công ty TNHH Dịch vụ thương mại – sản xuất – xây dựng Đông Mê Kông (Công ty Đông Mê Kông) làm chủ đầu tư.
Mở bán cuối năm 2016 và dự kiến bàn giao nhà đầu năm 2019, thế nhưng dự án The Park Vista xây dựng dang dở rồi “đứng hình” suốt thời gian dài. Dự án trì trệ không biết đến khi nào bàn giao khiến khách hàng bức xúc.
Ông Mai Sỹ Hải, người mua căn hộ tại block E dự án The Park Vista cho biết, ông ký hợp đồng mua căn hộ với Công ty Đông Mê Kông từ tháng 6/2017. Dự án khởi công từ năm 2016 nhưng tiến độ rất chậm, giai đoạn đầu năm 2018 hầu như không thấy thi công gì trong khi ông vẫn phải đóng tiền theo tiến độ.
Theo ông Hải, từ tháng 5/2019 dự án ngừng thi công hẳn. Lâu lâu có vài công nhân xuất hiện ở công trình làm những việc lặt vặt.
“Trước khi mua căn hộ tôi được môi giới nói rằng dự án có ngân hàng bảo lãnh nhưng mãi không thấy. Lúc đó, nhiều người khác cũng nghĩ dự án không có vấn đề gì nên không quan tâm đến việc có bảo lãnh hay không? Đến khi chủ đầu tư ngừng xây dựng mới ngộ ra việc có ngân hàng bảo lãnh quan trọng như thế nào”, ông Hải nói.
Ngân hàng Nhà nước không có số liệu?
Tương tự, nhiều khách hàng mua căn hộ tại dự án The Western Capital (116 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6) do Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Hoàng Phúc (Công ty Hoàng Phúc) làm chủ đầu tư cũng trong tình cảnh mỏi mòn chờ nhà.
Bà Trương Thị Minh Hương cho biết, bà mua căn hộ block B2 dự án The Western Capital vào tháng 9/2019. Để mua được căn hộ này, bà phải trả 240 triệu đồng tiền chênh lệch cho chủ trước.
Khách mua căn hộ tại dự án The Western Capital không biết bao giờ mới được nhận nhà.
Theo bà Hương, bà ký hợp đồng mua bán với Công ty Hoàng Phúc từ tháng 9/2019, thời điểm này theo quy định khi bán dự án phải có ngân hàng bảo lãnh. Tuy nhiên, bà không nhận được chứng thư bảo lãnh nào từ ngân hàng. Đến nay, dự án đã trễ hạn bàn giao nhà hơn nửa năm.
“Khi ký hợp đồng với chủ đầu tư, một số người được ngân hàng bảo lãnh, một số người lại không được. Khách hàng hỏi thì chủ đầu tư nói đã kết thúc thoả thuận với ngân hàng VPBank, sẽ làm việc với Ngân hàng NCB và trả lời sau cho khách hàng nhưng đến nay vẫn bật vô âm tín”, bà Hương nói.
Quy định bảo lãnh giao dịch nhà ở trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhằm bảo vệ quyền lợi người mua nhà, tạo tâm lý an tâm, kích cầu và góp phần phát triển thị trường bất động sản. Tuy vậy, nhiều chủ đầu tư vẫn cố tình phớt lờ quy định này.
Báo cáo gửi Bộ Xây dựng vào tháng 8/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chưa có số liệu về bảo lãnh giao dịch nhà ở và bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Cũng không có số liệu về đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở và bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo UBND TP.HCM, việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thuộc chức năng, nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam chi nhánh TP.HCM cũng không có thông tin để báo cáo số liệu.
Để có cơ sở dữ liệu quản lý, báo cáo về tình hình bảo lãnh giao dịch nhà ở cũng như hạn chế rủi ro cho người mua nhà, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thống đốc NHNN Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu việc bảo lãnh giao dịch nhà ở.
Với những ngân hàng thương mại không nghiêm túc thực hiện báo cáo hoặc đủ điều kiện nhưng không bảo lãnh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về ngân hàng.
Trong khi chờ sửa đổi quy định, UBND TP.HCM kiến nghị NHNN Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại báo cáo việc bảo lãnh giao dịch nhà ở cho NHNN Việt Nam chi nhánh các tỉnh, thành phố để theo dõi.
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com