Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân khiến việc di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô Hà Nội vẫn chậm là bởi công tác di dời đòi hỏi vốn ngân sách lớn, các quy hoạch ngành chưa hoàn thành…
- Bộ xây dựng mói gì khi “con cưng” Lilama liên tục thua lỗ hàng chục tỷ đồng?
- Dịch covid-19 khiến nhiều khách hàng “lỗi hẹn” nhận nhà vì khó khăn tài chính
- Bức tranh bất động sản công nghiệp Việt Nam qua những con số
Một góc Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trả lời kiến nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam về việc đề nghị Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô Hà Nội về các Khu đại học đã được phê duyệt, phía Bộ Xây dựng khẳng định kế hoạch di dời đã liên tục được đốc thúc, tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai thực hiện vẫn chậm.
Về cơ bản, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đều đang tiếp tục sử dụng cơ quan cũ, trong khi tình trạng quá tải hạ tầng, ùn tắc giao thông vẫn diễn ra nghiêm trọng.
Cấp bách di dời
Không khó để nhận thấy rằng việc tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội trong những năm gần đây là do dân số cơ học tăng nhanh. Một phần nguyên nhân của tình trạng này do mật độ các trường đại học, cao đẳng và sinh viên trên địa bàn ngày càng nhiều.
Minh chứng cho tình trạng trên là tại tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Đây được coi là tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất nội thành Hà Nội, nhưng vào tầm giờ cao điểm, tuyến đường này luôn ở trong tình trạng ùn ứ, lộn xộn.
Chỉ tính riêng đoạn từ Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart, dài khoảng hơn 1km nhưng đã phải “cõng” đến 7 trường đại học.
Bình quân mỗi trường có khoảng 10 nghìn sinh viên, vào giờ cao điểm tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông khiến tuyến đường này luôn bị “quá tải.”
Tình trạng ùn tắc tương tự cũng đã và đang xảy ra với nhiều tuyến phố, nút giao thông đang có nhiều trường đại học, cao đẳng khác như tuyến đường Xuân Thủy-Cầu Giấy, tuyến đường Tây Sơn-Chùa Bộc, đường Giải Phóng, phố Chùa Láng…
Trước thực trạng trên, chủ trương quy hoạch, thực hiện di dời các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố Hà Nội đã được Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 23/1/2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.
Theo đó, tại Quyết định số 130/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh thuộc vùng Thủ đô có trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng các quỹ đất sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất và hạ tầng các cơ sở mới trước khi phải di dời ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội.
Các địa phương đề xuất phương án sử dụng quỹ đất được cụ thể hóa trong quy hoạch được duyệt; lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các đối tượng cần phải di dời ngoài khu vực nội thành Hà Nội; xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo theo lộ trình di dời của thành phố Hà Nội và từng Bộ, ngành liên quan;…
Dự kiến đất xây dựng các trường đại học, cao đẳng đến năm 2030 khoảng 10.660 ha. Trong đó, thành phố Hà Nội có diện tích 5.200ha, Vĩnh Phúc 780ha, Bắc Ninh 650ha, Hải Dương 650ha, Hưng Yên 780ha, Hà Nam 455ha, Hòa Bình 130ha, Phú Thọ 32 ha, Thái Nguyên 1.430ha, Bắc Giang 260ha.
Đường Thành Xuân-Nguyễn Trãi là một trong những điểm đen ùn tắc giao thông của Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Đến nay, thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng Thủ đô đã phối hợp các Bộ, ngành có liên quan để triển khai các nội dung cụ thể, bao gồm: tổ chức lập, trình và được phê duyệt các đề án, quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo cấp vùng như Đại học Phố Hiến (tỉnh Hưng Yên), khu Đại học Nam Cao (tỉnh Hà Nam)…
Triển khai vẫn chậm
Mặc dù kế hoạch di dời đã được cụ thể hóa bằng các chỉ đạo, tuy nhiên, phía Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn nhìn nhận trên thực tế việc triển khai thực hiện vẫn còn chậm, tồn tại một số khó khăn vướng mắc, đặc biệt trong việc thực hiện di dời các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng tiêu chí và biện pháp, lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, thực hiện quy định của Luật Thủ đô, thành phố không xem xét giải quyết xây dựng mới các cơ sở giáo dục trong khu vực nội thành.
Thay vào đó, thành phố Hà Nội chỉ xem xét giải quyết cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ các trường Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp, Đại học Văn hóa, Cao đẳng Sư phạm…
“Nhìn chung, công tác di dời đến nay còn chậm. Về cơ bản, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đều đang tiếp tục sử dụng cơ quan cũ; riêng trường Đại học Y tế Công cộng tại số 138B phố Giảng Võ, quận Ba Đình đã được di dời đến địa điểm mới tại quận Bắc Từ Liêm; danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cơ quan, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế ra khỏi nội thành chưa được các Bộ, ngành triển khai, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…,” báo cáo nêu rõ.
Theo Bộ Xây dựng, những tồn tại, vướng mắc cũng như việc chưa kịp thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời các cơ sở giáo dục, đào tạo như vấn đề tỉnh Hà Nam đã nêu liên quan đến một số nguyên nhân chủ yếu như: Công tác dời và xây dựng cơ sở mới đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn, nguồn vốn thực hiện chưa được bố trí; chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng.
Các quy hoạch ngành cũng chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời các cơ sở ra khỏi khu vực nội thành; sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố với các Bộ, ngành có liên quan chưa chủ động.
Để khắc phục các tồn tại nói trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp, Hội nghị để chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương, đặc biệt là Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.
Đối với Bộ Xây dựng, trong thời gian tới sẽ tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện, quản lý và xây dựng theo quy hoạch; phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, các tỉnh trong vùng Thủ đô và các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện việc di dời các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đối tượng khác được quy.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam và các địa phương trong vùng Thủ đô tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan có liên quan đẩy nhanh việc hoàn thành quy hoạch xây dựng, đề án phát triển các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn.
Các địa phương cũng cần xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng chỉ đạo; đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ di dời, đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện…/
Theo Vietnam+
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com