Hong Kong tiếp tục đứng đầu danh sách những thị trường nhà ở đắt nhất thế giới, bất chấp dịch bệnh và tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng.
- Phong cách thiết kế nhà kiểu ruộng bậc thang với không gian xanh bắt mắt
- Lướt sóng đất khu sân bay Tecsnic nhiều nhà đầu tư ôm hận
- Giá bất động sản 2021 liệu có suy giảm theo đà của năm canh Tý
Hong Kong là thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới năm thứ 11 liên tiếp, Bloomberg đưa tin. Điều này thể hiện rõ sự chênh lệch thu nhập ở một thành phố tài chính hàng đầu.
Theo một báo cáo được công bố bởi Viện Cải cách Đô thị (Mỹ) và Trung tâm Biên giới về Chính sách Công (Canada), Hong Kong là thị trường nhà đất khó chi trả nhất thế giới năm 2020. Giá bất động sản trung bình tại đây hồi năm ngoái cao gấp 20,7 lần thu nhập trung bình của một hộ gia đình, giảm nhẹ so với con số 20,8 lần vào năm 2019.
Nghiên cứu được thực hiện trên 92 khu vực đô thị tại 8 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Australia với dữ liệu từ quý 3/2020.
Vancouver đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, với giá nhà đất trung bình gấp 13 lần thu nhập trung bình của hộ gia đình, so với chỉ 11,9 lần vào năm 2019.
Sydney vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3, theo sau là Auckland, thành phố nhảy vọt từ vị trí thứ 6 của năm 2019.
Việc giảm thu nhập và giá bất động sản liên tục leo thang trong năm vừa qua đã khiến khả năng chi trả của người dân ở hầu hết các thành phố trên thế giới giảm sút nghiêm trọng. Ngoại trừ Hong Kong, những thành phố trong top 10 đều ghi nhận khả năng mua nhà giảm mạnh so với một năm trước đó, trong bối cảnh đại dịch làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo.
Sự xuất hiện của lượng lớn người mua mới, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, là một trong những lý do khiến giá nhà tăng “phi mã” ở những thành phố trên. Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ nạn lạm phát nhà ở, khiến chất lượng cuộc sống của họ ngày càng đi xuống.
“Tình trạng suy giảm khả năng chi trả nhà ở là mối đe dọa hiện hữu đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình. Sự bất bình đẳng giàu nghèo tăng lên trong những thập kỷ gần đây phần lớn là do chi phí nhà ở tăng cao”, Bloomberg trích dẫn báo cáo.
Chính sự chênh lệch giàu nghèo khiến nhiều người Hong Kong phải tìm đến những căn nhà “quan tài” hay sống chen chúc trong các tòa chung cư xuống cấp. Báo cáo của Liber Research Community công bố hôm 4/1 cho biết, cứ 8 căn hộ được bán ở Hong Kong thì có một là siêu nhỏ. 13% số căn được bán ở đặc khu này trong năm 2019 có diện tích dưới 24m2, tức nhỏ hơn hai chỗ đỗ xe hơi. Trong khi đó, năm 2010, doanh số căn hộ tí hon chỉ chiếm 0,3% cả thị trường.
Đáng chú ý, những căn hộ này có thể được chào bán với giá lên đến 5 triệu đôla Hong Kong (645.000 USD), dù chúng hầu như không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản. Trong 8.550 căn hộ siêu nhỏ được Liber Research Community khảo sát từ năm 2010 đến năm 2019, 85% không có phòng ngủ riêng và 70% thiếu cửa sổ trong nhà vệ sinh. Gần như tất cả không có bếp riêng.
Thảo Lê
Theo Bloomberg
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com