Các đơn vị thuê mặt bằng quan ngại môi trường kinh doanh nửa cuối năm xấu hơn và doanh thu có thể vẫn giảm 10-30%. Theo khảo sát về sự ảnh hưởng của Covid-19 với gần 200 khách thuê thuộc hệ thống CBRE Việt Nam, nhiều nhà kinh doanh cho biết không lạc quan về cơ hội bứt phá trong những tháng còn lại của năm dù Việt Nam đã nới lỏng cách ly xã hội từ 23/4.
- Người thuê mặt bằng vẫn “méo mặt” mặc dù được giảm giá cả trăm triệu đồng/tháng
- Tập đoàn Hưng Thịnh giảm giá thuê mặt bằng trong mùa đại dịch Covid-19
Kết quả khảo sát cho thấy 79% khách thuê lo ngại môi trường kinh doanh 6 tháng cuối năm vẫn sẽ trở nên xấu hơn. 43% khách thuê tham gia khảo sát cho rằng doanh thu của họ sẽ giảm 10-30% năm nay. 61% tiết lộ chưa nhận được các hỗ trợ về giá thuê từ phía chủ nhà. 27% mong đợi các chủ nhà hỗ trợ họ nhiều hơn vì hoạt động kinh doanh đang bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.
Trong khi đó, kết quả cuộc khảo sát có quy mô lớn hơn với các khách thuê tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (với 5% đối tượng trả lời đến từ Việt Nam) cho biết bán lẻ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc các cửa hàng tạm ngưng kế hoạch mở rộng.
Một mặt bằng kinh doanh rao cho thuê trên đường Phan Xích Long đóng cửa ngày 5/3. Ảnh: Quỳnh Trần
Việc trì hoãn thuê mặt bằng cũng sẽ có tác động lâu dài đến tình hình kinh doanh những tháng sau đó. Điểm sáng duy nhất của cuộc khảo sát này là có 24% trả lời vẫn kỳ vọng doanh thu tìm lại đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm 2020, trong đó nhóm ngành công nghệ thông tin có dự báo lạc quan nhất.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc CBRE Việt Nam xác nhận sẽ có nhiều xu hướng thuê mặt bằng, văn phòng mới thời gian tới với mục tiêu đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục. Covid-19 đã và đang khiến các công ty, giới kinh doanh thuê mặt bằng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược sử dụng, phân bổ diện tích thuê hiệu quả hơn so với trước đây.
Bà Thanh cho hay, có 85% các khách thuê khu vực châu Á Thái Bình Dương đang có kế hoạch áp dụng công nghệ vào văn phòng hoặc mặt bằng kinh doanh. 37% ứng viên tham gia khảo sát cho biết họ sẽ đánh giá lại chiến lược hợp nhất văn phòng để giảm thiểu rủi ro của việc tập trung quá đông vào một địa điểm.
Hơn một nửa số khách thuê trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng có xu hướng xem xét việc chia tách các bộ phận ra nhiều mặt bằng thuê khác nhau. Ngoài ra, điểm đáng lưu ý trong kết quả khảo sát này là có 14% khách thuê cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng không gian làm việc linh hoạt và mô hình văn phòng dịch vụ để tiếp tục duy trì hoạt động khi đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.
Theo VnExpress
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có