Ngay từ khi đi vào vận hành, vấn đề thu không đủ bù lãi vay đã là bài toán chưa có lời giải của Vidifi. Mức lỗ năm 2019 dù đã giảm nhưng vẫn trên 1.200 tỷ đồng.
- Toàn cảnh nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau 9 tháng khởi công
- Nút giao Cổ Linh với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khởi công và những thay đổi hạ tầng tại phía Đông Hà Nội
- Nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chính thức khởi công
Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khởi công từ tháng 5/2008 có tổng mức đầu tư hơn 45.500 tỷ đồng. Toàn tuyến dài 105 km, trong đó 6 km chạy qua Hà Nội, 26 km qua Hưng Yên, 40 km qua Hải Dương và 33 km qua Hải Phòng.
Dự án do Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) làm chủ đầu tư. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là cổ đông chính của Vidifi đồng thời cũng là nhà tài trợ vốn chủ yếu cho dự án này. Bên cạnh VDB, Vidifi còn có 2 cổ đông thiểu số khác là Vietcombank và Vinaconex.
Để hoàn vốn cho dự án này, Vidifi thu phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5 cũ cũng như đầu tư một số dự án bất động sản nằm dọc cao tốc.
Vidifi từng góp 300 tỷ đồng, chiếm 15% vốn của Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Gia Lâm (chủ đầu tư khu đô thị VinHomes Ocean Park. Đến tháng 8/2018, khi công ty Đô Thị Gia Lâm tăng vốn lên gần 16.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Vidifi còn 0,6% với gần 98 tỷ đồng vốn góp. Bên cạnh đó, khoản tiền hơn 4.700 tỷ đồng thu từ sử dụng đất của dự án này đã được phê duyệt để hoàn vốn cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Sau khi thông xe toàn tuyến từ cuối năm 2015, năm 2016 là năm đầu tiên Vidifi có nguồn thu đáng kể từ việc thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau hơn 7 năm đầu tư.
Ngay từ khi đi vào vận hành, vấn đề thu không đủ bù lãi vay đã là bài toán chưa có lời giải của Vidifi. Doanh thu năm 2019 đã có sự khởi sắc đáng kể khi tăng lên gần 2.400 tỷ so với mức 1.900 tỷ của 2 năm trước đó nhưng chi phí tài chính quá lớn vẫn khiến công ty lỗ thêm 1.200 tỷ trong năm vừa qua.
Mức lỗ này đã giảm nhiều so với con số 2.200 tỷ của năm 2017 và 1.500 tỷ năm 2018.
Hai năm gần đây, doanh thu của Vidifi đạt khoảng 1.900 tỷ đồng/năm trong khi chỉ riêng chi phí tài chính đã lên đến 2.900 tỷ đồng. Do vậy mà Vidifi đã lỗ lần lượt gần 2.200 tỷ và 1.500 tỷ đồng trong 2 năm vừa qua. Tổng lỗ của 4 năm đi vào vận hành là gần 6.700 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2019 – tức sau 4 năm vận hành chính thức – tổng lỗ lũy kế của Vidifi đã lên đến hơn 6.300 tỷ đồng, vượt xa so với vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng – dẫn đến vốn chủ sở hữu âm gần 2.600 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, tổng nợ phải trả của Vidifi là hơn 41.180 tỷ đồng – phần lớn là khoản vay dài hạn hơn 35.200 tỷ đồng.
Theo: Cafebiz
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nụ Trần
0968611966
lienhe.dongdoland@gmail.com