Nhiều gia đình có điều kiện đang băn khoăn không biết nên đầu tư và phân bổ tiền mặt của mình vào đâu để bảo vệ được tài sản và có một kênh đầu tư an toàn, sinh lời ổn định.
- Mua nhà đón mở đường tăng giá: Quảng cáo thăng hoa, ăn cú hớ đường siêu rùa
- Chủ tịch TP.HCM lo nhà đất bị thổi giá sau tin nâng cấp 5 huyện lên quận
- Căn hộ thiết kế nội thất lấy màu đen làm chủ đạo cực sang trọng
Đó chính là nỗi niềm của chị Lê Thị Hà ở Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội) khi có trong tay 3 tỷ đồng, sau nhiều năm tích lũy.
Những năm trước, chị Hà gửi tiết kiệm ngân hàng vì lãi suất cao và ổn định. Song, hơn 1 năm trở lại đây, lãi suất ngân hàng xuống thấp. Vì thế, việc để cả đống tiền mặt trong ngân hàng khiến vợ chồng chị rất sốt ruột, muốn rút ra đầu tư để tiền đẻ ra tiền và có thể bảo vệ tiền của mình an toàn hơn.
Tuy nhiên, do vợ chồng chị Hà đều làm công ăn lương, công việc ở công ty khá bận rộn nên ít có thời gian tìm hiểu các kênh đầu tư. Chưa kể, kiến thức về đầu tư sinh lời của vợ chồng chị rất hạn hẹp. Nhưng thấy tiền mặt đang bị mất giá vì lạm phát, vợ chồng chị rất lo lắng. Bản thân chị vài tháng nay cũng đang nóng lòng tìm hiểu các kênh đầu tư để vừa bảo vệ tài sản của mình vừa để đầu tư an toàn, có lợi nhuận ổn định.
Chị Hà chia sẻ, nhiều người kháo nhau rằng có rất nhiều kênh để đầu tư, chỉ sợ không có tiền mặt. Chẳng hạn như mua vàng và bất động sản. Tuy nhiên, chị Hà quan sát lâu nay thì đó cũng chưa phải là kênh đầu tư an toàn nhất.
“Nhiều người cho rằng, vàng là một kênh tích trữ an toàn nhưng mình không cho là vậy. Bởi, quan sát giá vàng cả năm qua mình thấy có sự biến động theo thời gian, và cũng không thể hạn chế rủi do khi thị trường vàng có biến động bất thường.
Còn bất động sản được coi là một kênh đầu tư thật sự tốt, song vợ chồng mình không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này nên vẫn thấy rất mạo hiểm.
“Biết là không nên bỏ hết trứng vào 1 giỏ, nhưng đến thời điểm này, khi có tiền mặt trong tay mà vợ chồng mình vẫn thấy bấp bênh, chưa biết đầu tư vào đâu”, chị Hà giãi bày.
Cũng trong tâm trạng rối bời như vậy, anh Hồ Gia Chiến ở Lĩnh Nam (Hà Nội), chia sẻ, trước Tết Nguyên đán, bố mẹ anh ở quê có bán một mảnh đất dịch vụ được 4,7 tỷ đồng và chia cho các con. Nhà anh được chia 1,8 tỷ đồng.
“Nhà có tiền nhưng vợ chồng tôi vẫn chẳng biết đầu tư gì thời điểm sau dịch Covid-19 này. Bởi cả hai đều đi làm công ăn lương, chẳng buôn bán gì thêm nên không biết kinh doanh gì để sinh lời. Định đầu tư vàng, bất động sản hoặc cổ phiếu thì chúng tôi không hiểu biết và nhanh nhạy lắm. Chưa kể, nhiều người cho rằng có dấu hiệu cho thấy lạm phát đang có xu hướng tăng lên. Vì thế, có tiền mặt tưởng như an toàn nhất cũng trở nên kém an toàn”, anh Chiến kêu ca.
Ban đầu, anh Chiến định dồn hết số tiền để mua vàng tích lũy. Nhưng anh nhận thấy, trong năm 2020, giá vàng tăng chóng mặt. Vì thế, dù năm 2021 này, theo anh Chiến vàng sẽ vẫn tiếp tục tăng giá nhưng khó tăng cao được nữa vì đã tăng nhiều.
Đang loay hoay không biết có nên mua vàng hay không thì 1 tháng trước, qua một người em họ đang buôn bán bất động sản ở Hà Nội, vợ chồng anh Chiến quyết định dồn tiền mua nhà trong ngõ ở Thanh Xuân. Với 1,8 tỷ bố mẹ cho và 900 triệu tích cóp được, anh chị đã mua một mảnh đất 30m2, có nhà 2 tầng với giá 2,7 tỷ đồng.
“Em họ mình cho rằng, từ cuối năm 2020, thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, giá nhà đất không giảm nhiều. Với những người đầu tư bất động sản dài hạn, dù ảnh hưởng bởi lạm phát hay dịch Covid-19, vẫn luôn là tài sản tốt nhất và đáng để nắm giữ nếu có vốn dày, nhất là trụ qua giai đoạn này sẽ sinh lời tốt”, anh Chiến kể.
Theo anh Chiến, để tiền mặt trong ngân hàng giờ lãi suất cũng thấp, chưa kể tiền trượt giá. Vì thế, vợ chồng anh quyết định mua đất, cứ để đó vài năm. Hy vọng thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ phục hồi tốt, anh Chiến hy vọng.
Cũng có trong tay 300 triệu đồng nhưng cô nàng công sở Nguyễn Thị Thu Giang ở Thái Thịnh (Hà Nội) chưa biết đầu tư vào đâu để sinh lời. Hiện Giang vẫn gửi tiết kiệm, với kỳ hạn 3 tháng, để đợi thời cơ rút ra đầu tư.
“Bố mẹ mình toàn khuyên nên tìm hiểu mua trái phiếu hoặc nếu có gửi ngân hàng thì chỉ gửi kỳ hạn ngắn 3-6 tháng, không gửi kỳ hạn dài. Lý do là bởi bố mẹ mình lo ngại lãi suất ngân hàng còn biến động mạnh. Người gửi sẽ rất thiệt thòi khi lãi suất lên. Chưa kể, tính thanh khoản chậm nếu gửi dài hạn sẽ khiến mình có thể bỏ lỡ khi thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn”, chị Giang nói.
Trao đổi về tình huống của nhiều gia đình đang gặp phải, chuyên gia từ Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, có rất nhiều lựa chọn cho mỗi nhu cầu của từng gia đình. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp các gia đình phải luôn đặt vấn đề ‘an toàn’ lên trên hết. Bảo toàn vốn và gắn liền với nhu cầu tương lại của mình là hướng ưu tiên. Người thích sự chắc chắn và an toàn tuyệt đối thì gửi tiết kệm, đầu tư dài hạn có thể BĐS; người ưu mạo hiểm và lướt sóng lãi nhanh thì vàng, chứng khoán hay trái phiếu… nhưng khi quyết định cần phải tìm hiểu và tư vấn kỹ.
Sẽ không có phương án nào tối ưu cho tất cả nhưng yêu cầu đảm bảo pháp lý, sự an toàn phải là nguyên tắc tất cả phải đặt lên hàng đầu.
Theo Thảo Nguyên
VietnamNet
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Nguyễn Đức Thịnh
0917275566
thinhnguyen203@gmail.com