Công chứng Vi Bằng là gì? Tính pháp lý của công chứng vi bằng trong mua bán bất động sản có được nhà nước công nhận? đó là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây.
Khái niệm công chứng Vi Bằng: Theo Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP Công chứng Vi Bằng là văn bản do Thừa Phát Lại lập để ghi lại sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử pháp luật và trong các quan hệ pháp lý khác, công chứng Vi Bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác do chính Thừa phát lại lập và là người chứng kiến trực tiếp.
Giao dịch bất động sản bằng Vi Bằng tiềm ẩn nhiểu rủi ro cho người mua. HÌnh minh họa
Thừa phát lại là gì?
Để hiểu công chứng Vi Bằng là gì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu đơn vị nào được phép lập công chứng?
Theo quy định hiện hành công chứng vi bằng sẽ do Thừa Phát Lại là người trực tiếp lập ra và phải được thực hiện các bước theo đúng quy định pháp luận. Vậy Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại được hiểu là người được nhà nước bổ nhiệm làm các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, lập vi bằng theo yêu cầu, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thực hiện thi hành án dân sự theo yêu cầu
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Vi Bằng là văn bản do Thừa Phát Lại lập để ghi lại sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử pháp luật
Công chứng Vi Bằng là gì?
Như đã nói ở trên công chứng Vi Bằng là văn bản phải do chính Thừa Phát Lại lập lên theo đúng trình tự thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định, cụ thể như sau:
Người được phép lập Vi Bằng: lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa Phát Lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa Phát Lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
Phương thức lập Vi Bằng: Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa Phát Lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa Phát Lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Triển khai và lưu trữ: Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
Nội dung cần có trong 1 Vi Bằng:
- a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa Phát Lại; họ, tên Thừa Phát Lại lập vi bằng;
- b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập Vi Bằng;
- c) Người tham gia khác (nếu có);
- d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập Vi Bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
- đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- g) Chữ ký của Thừa Phát Lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa Phát Lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập Vi Bằng.
Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Mua bán bất động sản cần làm hợp đồng và công chứng theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013
Tính pháp lý khi mua bán bất động sản bằng Vi Bằng
Hiện nay mua bán nhà đất được áp dụng khá nhiều đối với những trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc do người mua chưa hiểu rõ về luật pháp, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua nếu có tranh chấp xảy ra.
Việc sử dụng công chứng Vi Bằng chỉ xác thực được giao dịch giữa người bán và người mua, có sự chứng kiến của Thừa Phát Lại, chỉ dùng để làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp mà không thẩm định được giao dịch đó có giá trị pháp lý hay không.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Theo đó,
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị hại.
Trong trường hợp mua bán bất động sản thì người bán sẽ phải hoàn trả lại số tiền bên mua đã trả hoặc đặt cọc và bên mua sẽ phải hoàn trả lại hiện trạng lô đất như ban đầu. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro làm mất thời gian của cả bên mua và bên bán, nhưng rủi ro cho bên mua là rất nhiều. Hơn nữa công chứng Vi Bằng cũng không thể dùng làm căn cứ để làm cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua.
Vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng…). Sau đó, đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua tại văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện…
Trên thị trường bất động sản hiện nay một số dự án lợi dụng việc khách hàng tìm hiểu chưa kỹ về các thủ tục pháp lý đã tư vấn sử dụng công chứng Vi Bằng là hình thức pháp lý chính, điều này sẽ khiến khách hàng gặp nhiều rủi ro, thậm chí có thể tiền mất tật mang.
Để tránh rủi ro khách hàng cần tìm được những chuyên viên có hiểu biết pháp luật, đồng thời tìm hiểu và lựa chọn kỹ dự án được triển khai bởi những chủ đầu tư uy tín hiện nay như chủ đầu tư Vinhomes, Sun Group, MIK group….
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp quý khách tìm được cho mình sản phẩm phù hợp và tránh được rủi ro trong giao dịch.
Đông Đô Land đại lý chính thức phân phối các dự án bất động sản cao cấp trên cả nước. Chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng những thông tin chính xác, minh bạch được cung cấp từ chủ đầu tư. Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hotline: 0902 19 15 19
Tin liên quan
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nhiều người đọc
- 1 Quy trình tất toán khoản vay trước hạn dự án Vinhomes Smart City
- 2 Địa chỉ Aeon Mall Hà Đông ở đâu? có gì ăn? có gì chơi?
- 3 Phong thủy vợ chồng hay cãi nhau – Cách hóa giải giúp vợ chồng hòa thuận trong một nốt nhạc
- 4 Sơ đồ Vincom Bà Triệu khu trung tâm thương mại có gì ăn, có gì chơi?
- 5 Masteri West Heights gây bão thị trường Hà Nội nhờ 6 lợi thế riêng có
Võ Tuấn Anh
0902191519
lienhe.dongdoland@gmail.com